Năm 2008 là năm thế giới có biến động và khủng hoảng, với nhiều sự kiện lớn, phức tạp, tác động lâu dài tới nhiều mặt của đời sống nhân loại.
Khủng hoảng kinh tế
Thế giới bị chìm trong cơn "Sóng thần" tài chính. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nghiêm trọng nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến nay, từ Mỹ lây lan ra toàn thế giới, có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa Reagan/Thatcher áp dụng từ những năm 1980, với tư duy “thị trường sẽ tự điều tiết tất cả”. Đó là mô hình phi điều tiết nhà nước, tư nhân hóa, vay để chi tiêu và nỗi ám ảnh bởi mối lãi hai chữ số, tạo thành “nền văn hóa đánh bạc” với thị trường.
Chủ nghĩa Reagan đã kết thúc từ lâu, nhưng hệ thống chính trị tư bản chưa đưa ra được sự thay thế. Từ tháng 9 năm nay, vào lúc cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu đạt tới cao trào, tại các trung tâm quyền lực kinh tế tài chính thế giới, các giới chính trị, kinh tế làm cuộc đại phẫu thuật căn bệnh kinh tế chủ nghĩa tư bản hiện đại. Lúc này, chính phủ các nước tùy theo thực lực quốc gia tung ra nhiều ngàn tỷ USD để cứu trợ nền kinh tế của mỗi nước, đồng thời tìm kiếm toa thuốc chữa căn bệnh lâu dài cho thị trường.
Biến động chính trị
Trên phương diện chính trị, mở màn cho biến động 2008 là vụ Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập ngày 17/2/2008, dẫn tới bất hòa giữa Nga với Mỹ/NATO/EU, cũng như trong nội bộ phương Tây. Hơn 10 tháng qua, Kosovo vẫn ám ảnh châu Âu, cũng như bản thân lịch sử sáp nhập và chia tách khu vực Balkan luôn là nỗi ám ảnh của thế giới từ Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay.
Sau Kosovo, “con bài đômino đổ” tiếp theo là Nam Ossetia và Abkhadia. Cuộc chiến tranh nổ ra rạng sáng ngày 7/8, khi xe tăng và trọng pháo Gruzia tấn công một thành phố nhỏ đang yên giấc ngủ ở Nam Kavkaz. Quân đội Nga phản kích sâu vào nội địa Gruzia không gặp sức kháng cự nào.Cuộc chiến tranh 5 ngày là hành động trả đũa quân sự đầu tiên của Nga trước việc Mỹ và NATO vươn tầm ảnh hưởng sang phía Đông, điều mà Moscow xem là đe dọa an ninh quốc gia của họ. Cuộc chiến tranh liên quan lợi ích dầu lửa, mở ra bàn cờ địa-chính trị mới của thời kỳ hậu-hậu chiến tranh lạnh. Ngoài việc áp dụng các biện pháp đối phó kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa của Mỹ, nối lại hoạt động tuần tra của máy bay chiến lược tại các vùng biển trọng yếu trên thế giới và thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong nỗ lực phục hồi lực lượng vũ khí chiến lược của Nga, chính quyền cặp đôi hình thành sau khi D. Medvedev lên cầm quyền tháng 5/2008 phái các đội hải quân tới Đại Tây Dương và Biển Caribe.
Trung Quốc thành tựu vĩ đại và thách thức mới
Ngày 8/8, tại Bắc Kinh, khai mạc Thế vận hội Olympic - sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh năm 2008, được tổ chức hoành tráng hiếm có trong lịch sử Thế vận hội. Với số huy chương vàng phong phú mà các vận động viên nước chủ nhà giành được, Trung Quốc trở thành cường quốc số một Thế vận hội lần này. Bài học Olympic Bắc Kinh đối với các nước là đầu tư chiều sâu hàng thập kỷ trước cho các môn thể thao có thể mang lại huy chương vàng.
Đến tháng 12, Trung Quốc kỷ niệm 30 năm tiến hành cải cách mở cửa với những thành tựu huy hoàng, được thế giới kính nể. Đời sống 1,3 tỉ người được nâng cao với quy mô và tốc độ chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
Tuy vậy, “công xưởng của thế giới” chịu ảnh hưởng nặng nề của sự sa sút thị trường thế giới, trước hết là Tây Âu và Bắc Mỹ. Quảng Đông, trái tim công nghiệp Trung Quốc, trong 3 năm, 80.000 nhà máy xuất khẩu có thể đóng cửa. Người ta hy vọng, gói kích cầu 600 tỷ USD chính phủ Trung Quốc thực hiện có thể khôi phục thị trường nội điạ, tác động chuyển đổi cơ cấu của một trong những nền kinh tế quan trọng nhất thế giới.
Ấn Độ và Nga đều vật lộn với các khó khăn kinh tế, giảm việc làm và đầu tư. Nga đã chi 160 tỷ USD để bảo vệ đồng rúp và thị trường tài chính nội địa. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm xăng dầu rớt giá, khiến cho một phần các dự tính lớn của Nga cũng như của các nước xuất khẩu dầu khác tan biến.
Khủng bố và cướp biển hoành hành
Vụ khủng bố đẫm máu Mumbai (Ấn Độ) ngày 26/11, được xem là “Vụ 11/9 của Ấn Độ”, làm nổi bật quan hệ căng thẳng giữa Hồi giáo - Hindu giáo Ấn Độ, giữa Pakistan - Ấn Độ. Các lực lượng khủng bố nhằm vào những điểm yếu, thiếu phòng bị toàn cầu, tạo tiếng vang cho cuộc “thánh chiến Hồi giáo”. Chính quyền Mỹ xác định thúc đẩy hợp tác Pakistan-Ấn Độ là trọng tâm của nỗ lực mới chống chủ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, một chìa khóa giải quyết vấn đề Afghanistan.
Tại Đông Phi, nạn cướp biển hoành hành mạnh mẽ và táo tợn nhất trong năm 2008 với quy mô chưa từng có: 120 vụ tấn công tàu thuyền ngoài khơi Somali, bắt giữ 35 tàu hàng, 600 thủy thủ nhiều nước. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết cho phép truy bắt cướp biển Somali, cả trên biển và đất liền. Chiến hạm của hầu hết cả các nước lớn đã tập kết về vùng biển này để cùng tham gia diệt cướp.
Tăng cường hiện đại hóa quốc phòng
Hiện đại hóa quốc phòng, Mỹ theo đuổi chương trình thiết lập hệ thống lá chắn tên lửa; Nhật Bản và Hàn Quốc xây dựng lực lượng tên lửa đánh chặn. Trung Quốc triển khai căn cứ tàu ngầm nguyên tử và tàu sân bay lớn nhất nước tại Tam Á (Hải Nam). Các quốc gia tại Trung Cận Đông, Mỹ Latin và Đông Nam Á mua sắm vũ khí hiện đại, đặc biệt là tên lửa và tàu ngầm, để nâng cao khả năng phòng thủ trong tình hình tiềm tàng xung đột cục bộ.
Chạy đua lên vũ trụ, Trung Quốc phóng thành công phi thuyền chở 3 nhà du hành vũ trụ và lần đầu tiên bước ra không gian. Nhật Bản, EU và Ấn Độ tiếp tục thực hiện các chương trình thám hiểm không gian và Mặt Trăng.
Trên lĩnh vực y học, tháng 3, các nhà y học Mỹ tiến một bước dài sử dụng thành công thủ thuật giải phẫu qua các lỗ hở tự nhiên (mồm, hậu môn…) của cơ thể người, tránh cho bệnh nhân không bị sẹo, ít đau đớn và nhanh phục hồi so với phẫu thuật truyền thống. 98% ca cắt bỏ túi mật được tiến hành với phương pháp soi ổ bụng. 5 năm nữa, các thủ thuật mới sẽ trở thành phương pháp chuẩn.
Khắc phục thiên tai và thảm họa môi trường
Năm 2008, thảm họa thiên nhiên xảy ra nhiều hơn trước, với 500 vụ (so với 120 vụ/năm những năm 1980). Bão tuyết lớn làm tê liệt miền Nam Trung Quốc, bão Erin đổ bộ vào bang Texas (Mỹ), bão Felix tấn công Trung Mỹ, lốc xoáy Nagris tàn phá Myanmar làm 150.000 người thiệt mạng, động đất lớn tại Tứ Xuyên làm khoảng 70.000 thiệt mạng.
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường sống và khắc phục khí hậu Trái đất ấm lên chưa đạt được tiến bộ nổi bật, nhưng sự thức tỉnh của loài người tăng lên, cùng với những nỗ lực gia tăng của các nhà khoa học kỹ thuật và giới doanh nghiệp thúc đẩy phát triển các ngành công nghệ xanh. Năng lượng ethanol những năm qua được đầu tư 32 tỷ USD tại Mỹ, nhưng 2008 được xem là một tác nhân của khủng hoảng lương thực và gây cạn kiệt nguồn nước, đã thất sủng. Chính phủ Mỹ ban hành quy định mới hạn chế khai thác than. Một kỹ sư Thụy Sĩ kết thúc hành trình dài hơn 17 tháng, qua 40 nước, 4 lục địa bằng chiếc ô tô dùng năng lượng mặt trời, thúc đẩy ứng dụng nhiên liệu sạch vào chế tạo ô tô hàng loạt. Indonesia, có lượng khí thải CO2 lớn thứ ba thế giới, đã tích cực ngăn chặn phá rừng, đề ra kế hoạch chương trình trồng cây gây rừng, nâng cao ý thức xã hội đối với lĩnh vực này, trong đó quy định mỗi người muốn kết hôn phải trồng một số cây nhất định mới được cấp hôn thú. Tại Việt Nam, nhiều vụ ô nhiễm sông hồ và khu dân cư bị phanh phui, hàng đầu là Vedan hủy diệt sôngThị Vải.
Hiện tượng Obama
Trên lĩnh vực công nghệ thông tin, 2008 đáng được ghi nhớ như là một năm mà Internet thể hiện sức mạnh, tạo ra bước ngoặt làm thay đổi vĩnh viễn đời sống chính trị Mỹ, đánh dấu sự khởi đầu của "kỷ nguyên tham dự chính trị tập thể”. Barack Obama trở thành nguyên thủ quốc gia đích thực đầu tiên của Kỷ nguyên số. Obama trở thành hiện tượng thế giới, niềm hứng khởi và hy vọng của nước Mỹ thay đổi và phục hồi. Trước thềm Năm Mới, Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ đang nỗ lực xác định chiến lược, chính sách cùng bộ máy chính quyền nhằm khắc phục cuộc “khủng hoảng kép” của nước Mỹ, mang lại hy vọng đóng góp tích cực vào việc giải quyết công việc thế giới 2009.
Tạp chí The Economist vừa công bố giải thưởng Swimming Naked dành cho những trường hợp tồi tệ nhất trong giới kinh doanh quốc tế 2008. Đứng đầu danh sách là siêu lừa Madoff.
Kiềm chế hiệu quả lạm phát song nền kinh tế đang phải đối mặt với tình trạng thiểu phát; đầu tư nước ngoài lập kỷ lục mới; cơn bão melamine, mở rộng địa giới thủ đô Hà Nội; trật lụt lịch sử tại Hà Nội... là những sự kiện nổi bật trong năm 2008 do Lao Động bình chọn.
Một chiếc máy chiếu (projector) bỏ túi đã được tạp chí Time bình chọn là thiết bị “nóng” nhất năm 2008 này. Danh sách 10 “đồ chơi” công nghệ của năm còn có sự góp mặt của chiếc iPhone 3G, một chiếc máy ảnh Nikkon, một chiếc HDTV 65 inch của Mitsubishi…
Trước thềm năm mới, báo Anh “Tin điện hàng ngày” đã bình chọn “10 chuyện lạ nhất trên thế giới năm 2008”. Tiêu chí lựa chọn dựa trên cơ sở số người xem nhiều nhất trên website của báo này (kể cả những bài liên kết).
Chuyện tình của Tổng thống Pháp và siêu mẫu Carla Bruni được xem là một trong những câu chuyện tình yêu sét đánh lãng mạn nhất nước Pháp, tốn không biết bao nhiêu giấy mực của giới nhà báo.
Sau 30 năm cải cách và thực hiện chính sách mở cửa, công dân ở thành phố nào của Trung Quốc có đời sống hạnh phúc nhất?
Năm 2008 là năm thế giới có biến động và khủng hoảng, với nhiều sự kiện lớn, phức tạp, tác động lâu dài tới nhiều mặt của đời sống nhân loại.
Nhiều tên tuổi lừng danh trong lĩnh vực tài chính, trong lĩnh vực sản xuất… có lịch sử hoạt động cả trăm năm đã sụp đổ, phá sản hoặc buộc phải cầu viện ở khắp nơi, thị trường chứng khoán tụt giảm mất gần một nửa… là những diễn biến nổi bật nhất tại Phố Wall năm 2008.
Năm 2008 là năm thế giới có biến động và khủng hoảng, với nhiều sự kiện lớn, phức tạp, tác động lâu dài tới nhiều mặt của đời sống nhân loại.
Chỉ nghe nói thôi, liệu bạn có tin được những việc đó là sự thật. Ảnh sẽ là bằng chứng rõ ràng nhất về những câu chuyện khó tin, hiếm gặp. Dưới đây là những bức ảnh lạ do phóng viên của hãng tin Reuters ghi lại.
Tờ Telegraph vừa công bố những bức ảnh hài hước nhất năm 2008. VietNamNet xin trích giới thiệu với bạn đọc một số trong bộ ảnh độc đáo này.
TTXVN và Đài Tiếng nói Việt Nam vừa công bố 10 sự kiện nổi bật trong nước trong năm 2008, theo sự bình chọn của mình. Sự bình chọn của hai cơ quan báo chí lớn khá tương đồng.
Kỷ lục Guinness vừa công bố 10 kỷ lục ấn tượng nhất năm 2008. Craig Glenday, Tổng Biên tập Sách Kỷ lục Guinnnes, cho biết: “2008 là một trong những năm ghi nhận nhiều kỷ lục nhất, với hơn 1.000 kỷ lục được thông báo cho chúng tôi mỗi tuần từ khắp thế giới”.
Dự báo tương lai là một trong những công việc khó khăn nhất. Các lãnh đạo, nhà bình luận nổi tiếng trong làng báo cũng hiểu rằng dự báo của họ về chính trường, chiến tranh, kinh tế... luôn mạo hiểm. Và thực tế họ mắc nhiều sai lầm.