Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bình Thuận quy hoạch ngành nghề đến năm 2020

Làng nghề bánh tráng Phú Long, Hàm Thuận Bắc

UBND tỉnh Bình Thuận vừa quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2020 với tổng nhu cầu vốn đầu tư là 5.240 tỷ đồng.

Mục tiêu của quy hoạch là nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, nâng cao giá trị nguồn nguyên liệu tại chỗ, giải quyết việc làm, bảo vệ môi trường và nhất là khôi phục và phát triển các làng nghề, nghề truyền thống của địa phương. Bên cạnh đó còn hướng đến việc đa dạng hoá sản phẩm góp phần tích cực vào phát triển du lịch cũng như quá trình phát triển kinh tế xã hội thông qua việc bảo tồn và phát triển các làng nghề, nghề truyền thống; xây dựng các làng nghề mới mà tỉnh có thế mạnh về nguyên liệu và triển vọng thị trường.

Quy hoạch còn đề ra định hướng phát triển các nhóm ngành nghề và ngành nghề chủ lực như: sản xuất nước mắm, nước uống tinh khiết, bánh bún, vật liệu xây dựng, đan lát, gốm sứ, dệt thổ cẩm…Ngoài ra, dự án bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2020 tập trung xây dựng 6 dự án ưu tiên đầu tư gồm: nghề sản xuất nước mắm tại Phan Thiết, thị xã La Gi, huyện Tuy Phong; nghề đồ gỗ và mộc gia dụng; nghề cơ khí sửa chữa; nghề mây tre đan ở Suối Kiết; nghề đan rỗ ở Phan Rí Cửa và vùng nguyên liệu cây mây tại huyện Đức Linh. Quy hoạch còn dành một nguồn kinh phí hỗ trợ cho các công tác tiếp thị, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ…phục vụ phát triển các làng nghề.

  • Quy hoạch 211 cảng cá, bến cá
  • Bình Thuận quy hoạch ngành nghề đến năm 2020
  • 100% đoàn tàu không gây ô nhiễm môi trường vào năm 2020
  • Sóc Trăng: Đầu tư hơn 100 tỉ đồng phát triển lâm nghiệp
  • KKT Đông Nam (Quảng Trị) vào quy hoạch phát triển đến năm 2020
  • 44.000 tỷ đồng xây dựng các nhà máy xử lý chất thải
  • Quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp Hà Nội đến 2020
  • 100% hộ gia đình được xem truyền hình số vào năm 2020
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • Cần có hoạch định một chiến lược cụ thể để trở thành nước xuất khẩu ca cao hàng đầu
  • Phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa ở ĐBSCL lên 80%
  • Diện tích trồng bông vải sẽ tăng đến 76.000 ha vào năm 2020
  • Hơn 9.000 tỷ đồng phát triển thương mại nông thôn
  • Sẽ quy hoạch lại ngành xi măng
  • Hiện đại hóa hệ thống cảng biển Hải Phòng