Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lễ hội Việt - Nhật năm 2003

LỄ HỘI VIỆT -NHẬT NĂM 2003...
 


Nhân kỷ niệm 30 năm bang giao giữa hai nước, mỗi nước Việt và Nhật đều tổ chức lễ hội tại quốc gia đối tác.

Phía Việt Nam đã tổ chức "Vietnam Festival 2003" từ ngày 19 đến 20/9/2003 tại công viên Hibuya, Tokyo với khoảng 50 gian hàng từ các công ty trong nước và ở Nhật như thủ công nghệ và thực phẩm. Một số nghệ sĩ và người mẫu cũng từ Việt nam qua trình diễn ca vũ nhạc dân tộc, thời trang áo dài trong dịp này.

Phía Nhật Bản đã có phần nói chuyện ngày 4/10, về văn hóa ẩm thực và giới thiệu 18 món ăn đặc thù như "Sashimi (gỏi cá sống), Sushi (cơm cá sống), Tenpura (lăn bột rán/chiên), Shabushabu (lẩu)"... Bếp Trưởng của nhà hàng Toranomon Pastoral, một nhà hàng nổi tiếng bậc nhất ở Nhật đã biểu diễn xẻ thịt một con cá ngừ (maguro) nặng khoảng 50 kg.

Tòa Đại Sứ Nhật và Dàn Nhạc Giao Hưởng Việt Nam (VNSO) đã phối hợp tổ chức chương trình hòa nhạc Viê.t-Nhật tại Nhà Hát Lớn Hà Nội ngày 15, 16/10. Phía Nhật có Nhạc Trưởng Honna Tetsuji, Nghệ Sĩ vĩ cầm Urushihara Keiko và 98 nghệ sĩ khác. Nhạc Trưởng Honna Tetsuji là cố vấn cho Dàn Nhạc Giao Hưởng Việt Nam, đã có sáng kiến phối hợp hòa tấu trên và đang giúp nâng cấp dàn nhạc Việt qua viện trợ 50 triệu Yen (450.000 Mỹ Kim) của chính phủ Nhật để trang bị toàn bộ nhạc cụ mới.   

Ngày 19/10, tại Hà Nội có buổi thi hùng biện tiếng Nhật, sáng tác, ngâm thơ Haiku (Bài Cú) và Senryu (Xuyên Liễu). Thơ Bài Cú có 1 âm vần theo thể 5 - 7 - 5, thường diễn tả thiên nhiên. Thơ Xuyên Liễu cũng tương tự nhưng có 17 âm vần và hướng về tình người, phong tục, thường dùng lối văn bình dân, châm biếm.

Đoàn kịch "Nô" Kita-Ryu (Hỷ Đa Lưu, 1 trong 5 phái Nô tĩnh) với các nghệ sĩ thế hệ thứ 14 của tập đoàn Roppeita (Nhật) đã trình diễn tại Đại Nội Huế ngày 3, 4/9 và Nhà Hát Lớn Hà Nội ngày 6, 7/9. Kịch "Nô" có từ thế kỷ 14, là một loại "nhạc kịch = opera" cổ điển của Nhật, đã được cơ quan UNESCO của Liên Hiệp Quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giời từ tháng 5/2001.

Ngày 20/10, Hội Hữu Nghị Viê.t-Nhật ở Nhật đã hỗ trợ nữ đạo diễn Tú Mai tự thực hiện vở kịch hiện thực "Matsu, Kẻ Sống Ngoài Vòng Pháp Luật" (Muho Matsu No Issho, Vô Pháp Tùng Nhất Sinh) đã từng được đóng thành phim năm 1943 và 1958 của cố nhà văn nổi tiếng Iwashita Shinsaku (Nham Hạ Tuấn Tác), với các diễn viên Việt Nam tại Nhà Hát Lớn Hà Nộị "Matsu" là tên nhân vật chính, một thanh niên trọng đạo lý, nhưng vì hay chống đối những bất công, nên bị gạt ra ngoài xã hội và coi như "kẻ sống ngoài pháp luật" cũng như cuộc tình ngang trái của anh... phản ánh xã hội Nhật thời đầu thế kỷ 20.

Có lẽ đây là lần đầu tiên kịch "Nô" và kịch Nhật được trình diễn ở Việt Nam.

Dịp này, phía Nhật Bản cũng đã cho chiếu miễn phí một số phim giới thiệu khoa học kỹ thuật của Nhật ở Hà Nội, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, như: "Một xe ô tô làm cả thế giới phải ngạc nhiên (Honda), Tàu tốc hành được sinh ra từ sự tận tụy (Shinkansen = Bullet train chạy 240 km / giờ và nay loại Nozomi 700 mới nhất với mũi hình đầu vịt lên tới 270 km / giờ), Nhà máy địa phương vươn ra thế giới (Sony).

Cũng trong dịp này, công ty xe hơi Toyota (Phong Điền) đã tài trợ tổ chức buổi hòa tấu ngày 12/10 tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, do dàn nhạc giao hưởng Đông Bắc Đức trình diễn, dưới sự chỉ huy của Nhạc Trưởng Koji Kawamoto và Nghệ Sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn (người Á Châu đầu tiên được giải thưởng Chopin lần thứ 10 năm 1980 tại Ba Lan, hiện định cư ở Gia Nã Đại và năm 2005 được mời trở lại làm Giám Khảo cuộc thi Chopin).

Ngày 30/10, Hiệp Hội Xúc Tiến Hiện Đại Hóa Văn Hóa Truyền Thống Nhật Bản (J-Art) đã tổ chức buổi ca vũ tạo nhiều ấn tượng tại Nhà Hát Lớn Hà Nộị Giới thiệu chương trình "The Savior 3" (Cứu Tinh 3) dựa trên các câu chuyện huyền thoại, truyền thuyết cổ đại Á Châu, mang thông điệp "Ai cũng có sứ mạng tác dụng đến hòa bình thế giới" với lời nhạc và nhất là điệu múa, trang phục lạ mắt nhằm tạo cho khán thính giả những ấn tượng khác nhaụ

Bộ Giáo Dục Đào Tạo Việt Nam đã hợp tác với Tòa Đại Sứ Nhật để thử nghiệm việc đưa tiếng Nhật vào giảng dạy trong chương trình phổ thông. Thí điểm đầu tiên là trường Trung Học Cơ Sở Chu Văn An ở Hà Nội và sau đó là các trường ở Sài Gòn...

Hội chợ "Vietnam Festival 2004" ở Yokohama do Air Việt Nam bỏ ra 600.000 Mỹ Kim, tổ chức từ 4 đến 6/6/2004, với sự tham dự của 50 gian hàng Việt và Nhật. Rất nhiều tiết mục văn nghệ với các nhạc cụ cổ truyền như trống, đàn t'rưng, đàn đầu, đàn tranh, vũ và trình diễn thời trang áo dài... Có lẽ đây là hội chợ Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay ở Nhật với tổng cộng khoảng 10.000 người tham dư..

Lễ Hội "Giao Lưu Văn Hóa Du Lịch Viê.t-Nhật" do Sở Du Lịch, Air Việt Nam... bỏ ra 600.000 Mỹ Kim, tổ chức từ ngày 19 đến 21/11/2004 tại Sài Gòn. Có 10 đoàn biểu diễn nghệ thuật và khoảng 3.000 người Nhật qua tham dư..

Lạ một điều là trong khi Thủ Tướng nhà nước Việt Nam Phan Văn Khải tới Nhật, thì ngày 2/6, lần đầu tiên chính phủ Nhật qua Đại Sứ Nhật tại Hà Nội loan báo Nhật sẽ gắn liền vấn đề viện trợ với nhân quyền tại Việt Nam. Coi nhân quyền là 1 trong 5 yếu tố để cứu xét viện trơ..

Ngày 2/10/2004, Dàn Nhạc Giao Hưởng Quốc Gia Việt Nam (VNSO) hoàn chỉnh với 82 thành viên đã tới Nhật Bản để tham dự Tuần Dân Nhạc Châu Á (Asia Orchestra Week). VNSO đã mời Nhạc Trưởng Tetsuji Honna chỉ huy và anh Bùi Công Duy đang học tại Nhạc Viện Tchaikovsky làm người độc tấu (soloist). Toàn bộ kinh phí ước nửa triệu Mỹ Kim do phía Nhật phụ đảm. VNSO biểu diễn ở Tokyo đêm ngày 4/10 và ở Osaka ngày 6/10.

Tối 28/9/2004, một chương trình biểu diễn đặc biệt của nhóm trống đến từ Nhật Bản, Renkyo-Kazegumi  (mang ý nghĩa "Âm thanh của trông tựa như tiếng gió thổi vô tận") đã được giới thiệu tại Nhà hát lớn ở Hà Nội và sau đó tại Sài Gòn nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEM (Kinh tế Âu-Á) lần thứ 5.
 

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Về sách Hán, Nôm Việt Nam tại Nhật Bản
  • Thư viện Nhật có sách Việt
  • Lịch sử quan hệ Việt - Nhật
  • Người Nhật Bản đầu tiên tới Việt Nam
  • Viện trợ
  • Thương mại giữa hai nước
  • Áo dài Việt Nam
  • Người Nhật ăn trứng gà lộn!!!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi