Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lịch sử quan hệ Việt - Nhật

NHẬT BẢN

  Trích 4 chương trong 55 chương của Bộ Nhật Bản Dưới Mắt Nguòi Việt, ấn bản 1 gồm 950 trang, ấn bản 2 khoảng 2.000 trang (sẽ in). Phần không đọc được là chữ Hán.

LỊCH SỬ QUAN HỆ NHẬT-VIỆT
 


Ai cũng biết Việt Nam và Nhật Bản cách nhau một đại dương xa xôi hay khoảng 4.000 km và hai múi giờ, thì chắc là không có họ hàng gì với nhaụ Nhưng chúng tôi đã gặp một số người Nhật không nghĩ như vậy, họ cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản có ít nhiều liên hệ huyết thống. Có một số thuyết cho rằng dân tộc Nhật ngày nay một phần là do di dân từ phương Nam lên, trong đó có cả những người Bách Việt ở miền nam Trung Hoa hay xứ Nhật Nam thuộc miền trung Việt Nam. Trong truyền thuyết Nhật Bản, chuyện đi xuống thủy cung cưới vợ tiên... được hiểu là đi về các đảo hay vùng đất ở phương Nam trong đó có cả Việt Nam.

Phương Nam luôn vô tình phát "tín hiệu" về phía Nhật, càng thôi thúc người Nhật đi tìm cái mới lạ hay về nguồn. Thật vậy, khi xưa, những trái dừa theo sóng trôi dạt đến bờ biển phía nam của Nhật, hoặc có khi người Nhật nhặt được những thân cây trôi dạt đem nấu nướng, khi làn hương thơm ngào ngạt bốc ra, từ đó họ mới để ý đến thứ trầm hương (jinko / chinko) quý giá mà người Nhật còn gọi là trầm thủy hương (jinsuiko). Biển cả tuy ngăn cách, nhưng cũng là con đường giao thông thuận tiện. Khi thuyền bè di chuyển trở nên thuận lợi hơn, người Nhật đã đẩy mạnh việc giao dịch với Trung Hoa cũng như các nước ở phương Nam.

CÙNG CHỐNG QUÂN MÔNG CỔ

Vào thế kỷ 13, đế quốc Mông Cổ do Hoàng Đế Hốt Tất Liệt là cháu của Thành Cát Tư Hãn cầm đầu trở nên rất hùng mạnh, chi phối Trung Hoa và một phần Châu Âụ Hốt Tất Liệt đã ba lần xua quân Mông Cổ (Moko, còn gọi là quân Nguyên) đánh Việt Nam vào các năm 1258, 1285 và 1286, nhưng cả ba lần đều bị quân Việt đánh cho đại bạị

Trong khi đó, quân Mông Cổ cũng dùng thuyền đi đánh Nhật Bản, người Nhật gọi là Moko Shurai (Mông Cổ Tập Lai). Từ năm 1268, nhà Nguyên nhiều lần gởi Sứ Giả sang Nhật bắt thần phục, cuối cùng 5ứ Giả bị Nhật chém đầụ Tức giận, nhà Nguyên cho quân qua đánh Nhật. 

Lần thứ nhất năm 1274, gồm 28.000 quân và 900 chiến thuyền và vũ khí tối tân thời đó như tên tẩm thuốc độc, súng... tới đánh bờ biển Hakata (Bác Đa) phía tây đảo Kyushu (ẪọẺB , Cửu Châu), đã đổ bộ và kịch chiến khiến phía Nhật rất lo sợ, nhưng họ mới đánh thăm dò và vì gặp bão nên rút luị

Lần thứ hai năm 1281, nhà Nguyên huy động lực lượng hải quân mạnh nhất thời bấy giờ quyết ra taỵ Sở dĩ nhà Nguyên có hải quân mạnh là do thôn tính của nhà NamTống. Quân viễn chinh gồm hai đạo quân, một đạo là Đông Lộ Quân với 40.000 quân và 900 chiến thuyền xuất phát từ nam Cao Ly (tức Triều Tiên) cùng một đạo là Giang Nam Quân với 100.000 quân và 3.500 chiến thuyền xuất phát từ vịnh Hàng Châu, Thượng Hải. Nhưng chính vì có hai đạo quân mà lại đến không cùng lúc nên không hợp sức được, Đông Lộ Quân đến trước đánh tại địa điểm cũ, không đủ sức, ngày 27/7, Giang Nam Quân mới tới nơị Dù biết khó khăn, nhưng phía Nhật với 40.000 quân nhất quyết chống lại bằng cách xây chiến lũy (bằng đất đá, cao 3 mét, dầy 2 mét, nay vẫn còn di tích) từ đó dùng cung nỏ bắn ra và nửa đêm còn dùng thuyền nhỏ ra tập kích tầu chiến gây khốn đốn cho quân Mông Cổ. Khiến suốt 70 ngày tấn công mà quân Mông Cổ không đổ bộ được, lương thực cạn dần. Bất ngờ đến đêm 30/7, đoàn thuyền của quân Mông Cổ lại bị bão lớn nên càng tan nát, đã bị quân Nhật đánh cho đại bạị

Năm 1285, nhà Nguyên ra lệnh đóng những chiến thuyền lớn hơn định tấn công đợt 3, nhưng rồi Hoàng Đế Hốt Tất Liệt mất năm 1289 nên kế hoạch bị bỏ dở.

Nhìn vào niên biểu chúng ta sẽ thấy ngay, vào thời đó, Việt Nam hay Nhật Bản được yên hay bị xâm chiếm là tùy thuộc quân Mông Cổ tấn công ở đâụ Hai dân tộc vô hình trung đã có sự hỗ tương trong việc chống giặc, bảo vệ đất nước.
    
BANG GIAO VIỆT-NHẬT

Trước 1945, Việt Nam còn bị đô hộ nên mọi việc ngoại giao của Việt Nam do Pháp quyết định.

Năm 1945 đến 54, chiến tranh tiếp diễn, bang giao chính thức bị gián đoạn. Tuy vậy, tòa Đại Sứ Việt Nam tại quận Shibuya (Sáp Cốc), Đông Kinh được xây năm 1947, xây lại năm 2002 và khánh thành năm 2003.

Sau khi Việt Nam bị chia đôi năm 1954, Nhật Bản đã chỉ đặt liên hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam Cộng Hòa tức miền Nam cho tới năm 30/4/1975.

Ngày 21/9/1973, song song với Hiệp Định Paris về Việt Nam được ký kết, Nhật Bản đã đặt liên hệ ngoại giao chính thức với miền Bắc tức Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (nhưng chưa trao đổi đại sứ và chưa có cơ sở).

Tháng 10/75, Nhật Bản ký hiệp định viện trợ không bồi hoàn 49 triệu MK cho Việt Nam và mở Tòa Đại Sứ tại Hà Nộị Năm 1976, phía Việt Nam mới cử Đại Sứ đầu tiên tới Nhật Bản và dùng cơ sở Tòa Đại Sứ cũ của Việt Nam Cộng Hòa ở quận Shibuya (ẺaÊJ , Sáp Dịch), Đông Kinh. Năm 2002, cơ sở này đã được xây lại thành tòa nhà mới 3 tầng.

Về việc viếng thăm Việt Nam, có các vị Thủ Tướng Murayama (Thôn Sơn) năm 1994, Thủ Tướng Hashimoto (Kiều Bản) năm 1997, Thủ Tướng Obuchi (Tiểu Uyên) năm 1998, Thủ Tướng Koizumi (Tiểu Tuyền) năm 2002, khi đó ông đã được giới thiệu thưởng thức nhạc truyền thống Việt Nam và đội nón quai thao đứng giữa các nữ nghệ sĩ mặc áo tứ thân... Về việc viếng thăm Nhật Bản của nhà nước CSVN, có các Thủ Tướng Võ Văn Kiệt năm 1993, Tổng Bí Thư Đỗ Mười năm 1995, Chủ Tịch Quốc Hội Nông Đức Mạnh năm 1995, Thủ Tướng Phan Văn Khải năm 1999, 2004 và Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh năm 2002... 

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Về sách Hán, Nôm Việt Nam tại Nhật Bản
  • Thư viện Nhật có sách Việt
  • Người Nhật Bản đầu tiên tới Việt Nam
  • Lễ hội Việt - Nhật năm 2003
  • Viện trợ
  • Thương mại giữa hai nước
  • Áo dài Việt Nam
  • Người Nhật ăn trứng gà lộn!!!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi