Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chảy máu chất xám ở khu vực công: Bình thường hay bất thường?

Gần đây, dư luận rộ lên về một số cán bộ cấp vụ, sở bỏ cơ quan nhà nước sang khu vực tư nhân và cảnh báo rằng hiện tượng chảy máu chất xám (CMCX) là rất đáng quan ngại đối với nhiều cơ quan nghiên cứu, hành chính và doanh nghiệp. Nhưng ở góc độ nào đó, điều này cũng có những mặt tích cực...

 "Thiếu rừng thì hổ sẽ đi"

Hiện chưa có thống kê về hiện tượng CMCX trên toàn quốc nhưng rất dễ dàng nhận thấy tình trạng "nhảy việc" diễn ra phổ biến ở khắp nơi. Đối tượng CMCX chủ yếu là giới trí thức, doanh nhân, đặc biệt là những người trẻ tuổi và thường được dùng để chỉ khi nhân lực từ các cơ quan nhà nước ra làm ở các đơn vị phi nhà nước. Vì sao lại có hiện tượng này, không phải quá khó để tìm câu trả lời. Đó là do lương thấp, sự bảo thủ của các cơ quan nhà nước hiện nay không phù hợp với sự năng động, tri thức khoa học tiên tiến mà họ đã tiếp thu được, chưa kể đến cơ hội thăng tiến trong môi trường nhà nước thường chậm và phức tạp hơn bên ngoài. Có thể ví dụ điều này như hình ảnh là "thiếu rừng thì hổ sẽ đi". Nhưng thực tế thì không chỉ Việt Nam mà những nước đang phát triển khác cũng phải đối mặt với tình trạng CMCX ở khu vực công.

 Trong thời đại toàn cầu hóa về kinh tế như hiện nay, khi nguồn vốn và lao động luôn được luân chuyển dễ dàng, tự do hơn thì sự dịch chuyển không chỉ bị giới hạn trong phạm vi của một quốc gia mà còn vươn ra phạm vi khu vực và thế giới. Các học giả nước ngoài cho rằng, thuật ngữ CMCX đang dần được thay thế bởi thuật ngữ luân chuyển chất xám.

 Làm gì để "giữ chân" tài năng?

 Trên diễn đàn Tia sáng, TS Nguyễn Quang A cho rằng đã đến lúc cần nhìn nhận vấn đề CMCX một cách cởi mở hơn. Trong một thị trường lao động linh hoạt, một điều tối cần thiết cho sự phát triển của đất nước, sự di chuyển từ khu vực tư nhân vào khu vực nhà nước (và ngược lại) là điều bình thường và chẳng có lý do gì để kêu về "nạn CMCX" cả vì đó là một dấu hiệu đáng mừng hơn là đáng lo. "Nhà nước chỉ là một bộ phận (nhỏ nhưng quan trọng) của xã hội. Để phát triển xã hội, phát triển kinh tế, phát triển khoa học cần đến tầng lớp trí thức đông đảo không hoạt động trong các tổ chức nhà nước. Những trí thức này cũng nên được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động" - TS Nguyễn Quang A nhấn mạnh.

 Lời giải cho bài toán CMCX đó chính là câu chuyện phải làm gì để "giữ chân" những người dù không là tài năng nhưng ít nhất là làm được việc? Một số nhà khoa học cho rằng, cũng như các nước đang phát triển khác, hạn chế của Việt Nam chính là thiếu các cơ chế tổng hợp và thích hợp để sàng lọc giữa "vàng thật" và "vàng giả", thiếu cơ chế để phát hiện, đào tạo, thu hút và sử dụng người tài. Người tài thường có một số tư chất như: khảng khái, có lòng tự trọng, không nịnh bợ, luồn cúi, sẵn sàng tìm chỗ làm khác nếu môi trường làm việc không lành mạnh. Người tài cũng dễ nhạy cảm và dễ nản lòng với cơ chế và bộ máy trì trệ, lạc hậu.

 Mặt khác, nếu cơ quan nhà nước không giữ được người tài và ít tuyển được người tài thì điều đó chứng tỏ hệ thống này đang có những "khuyết tật" và nếu điều đó không được giải quyết thì sẽ làm chậm quá trình phát triển của đất nước. Đó cũng là cơ hội để các cơ quan nhà nước tự điều chỉnh để thích nghi với điều kiện mới, hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng đáng lo ngại hơn là hiện tượng "chân ngoài dài hơn chân trong" khi một số cán bộ chỉ coi các cơ quan nhà nước là chỗ "trú chân", mượn danh để "làm ăn" bên ngoài. Nhà nước phải bỏ ra một số tiền lớn để đãi ngộ họ nhưng tâm sức của họ lại dành cho những tham vọng cá nhân và ngăn cản vị trí làm việc của những người khác. Phải chăng, đã đến lúc nên nhìn nhận CMCX là hiện tượng bình thường trong nền kinh tế thị trường?

(Theo báo Hà nội mới )

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Cung - cầu lao động: Vừa thiếu, vừa thừa!
  • Năm 2009: Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng hơn 40.000 lao động
  • Doanh nghiệp - Doanh nhân Chung tay kiềm chế gia tăng thất nghiệp
  • Giải quyết thế nào?
  • Lao động nhập cư vào các tỉnh, thành phố lớn: Nữ lao động cần được hỗ trợ
  • Xuất khẩu lao động: Đóng cửa thị trường Malaysia?
  • Các doanh nghiệp đã “đặt hàng” hơn 10.000 lao động
  • Ðào tạo nghề cho nông dân trong thời kỳ hội nhập và phát triển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu