Đại biểu (ĐB) Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) phát biểu thảo luận tại Hội trường về hiệu quả của gói kích cầu hỗ trợ lãi suất, sáng 27/5. Nhiều đại biểu cũng đã tiếp tục mổ xẻ về vấn đề này.
Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (tỉnh An Giang)
ĐB Tuyết cho rằng, quá trình thực hiện các giải pháp kích cầu của Chính phủ đã mang lại hiệu ứng tích cực giải quyết những khó khăn cho các dự án đang thiếu vốn, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng từ đó giải quyết việc làm cho người lao động, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất... Tuy nhiên, gói kích cầu hỗ trợ lãi suất bốn phần trăm của Chính phủ qua quá trình thực hiện phát sinh một số vấn đề, đáng lưu ý là đảo nợ.
Theo ĐB Tuyết, dư nợ cho vay tín dụng lãi suất thấp đến thời điểm 10/4 là hơn 200.000 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng tín dụng khoảng 15-17 phần trăm. Tuy nhiên, thực tế tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế từ đầu năm đến nay ước khoảng gần ba phần trăm.
Cần sớm minh bạch toàn bộ gói kích cầu, tổ chức đánh giá hiệu quả theo mục tiêu, tạo việc làm bao nhiêu, hỗ trợ doanh nghiệp cỡ nào, nông dân được cái gì cần phải công khai minh bạch vấn đề này - ĐB Trần Du Lịch
Điều này cho thấy phần lớn các khoản tín dụng hỗ trợ lãi suất đảo nợ trở về ngân hàng. Có đến hơn 80 phần trăm dư nợ tín dụng hỗ trợ lãi suất thực chất đã đảo nợ.
Như vậy, theo ĐB Tuyết, tác động của gói kích cầu còn hạn chế, vì thế cần đưa mục tiêu tạo việc làm như là một điều kiện quan trọng để tiếp cận với hỗ trợ lãi suất.
“Đảo nợ tuy có lợi cho người vay và ngân hàng nhưng không tạo thêm việc làm cho sản phẩm, không tạo thêm được sản phẩm hàng hóa và việc làm cho người lao động” - Bà Tuyết phân tích.
ĐB Tuyết đề nghị, chính sách hỗ trợ cần phải đảm bảo tập trung vào những khu vực tạo việc làm để ngăn chặn thất nghiệp. Đồng thời, cần ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp dễ bị tổn thương nhất của nền kinh tế.
Theo ĐB Nguyễn Văn Nhượng (Quảng Bình), khi lượng tiền rất lớn được đưa vào trong lưu thông mà nếu không được xử lý, kiểm soát một cách chính xác và hiệu quả thì đưa đến nguy cơ lạm phát quay trở lại cũng như chứa đựng những nguy cơ tiêu cực.
“Coi chừng dòng vốn không chảy vào đầu tư mà chảy vào đầu cơ. Hiện nay chúng ta bơm cả hai kênh, kênh tín dụng ngân hàng và kênh ngân sách. Nếu không kiểm soát kỹ, tình trạng này sẽ diễn ra” – Tiến sĩ Trần Du Lịch (Phó đoàn ĐBQH TPHCM) cảnh báo.
“Phải theo dõi, đánh giá tác động của từng gói kích cầu, nhất là các mục tiêu chúng ta đầu tư đã mang được những hiệu ứng, những tác động gì tích cực, tác động gì chưa tích cực”- ĐB Trần Văn Truyền (Bến Tre) kiến nghị.
Theo ĐB Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ), chúng ta yếu thế, thiếu kinh nghiệm trong đàm phán với đối tác nước ngoài nên ký hợp đồng với những điều kiện bất lợi trong khi nông dân và người sản xuất là gốc lại không được bảo đảm lợi ích và phải chịu rủi ro.
Năm 2009 Chính phủ nêu phải khắc phục tình trạng được mùa rớt giá và tồn đọng lương thực nhưng Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các ngành hữu quan không thực hiện theo giải pháp của Chính phủ, làm cho giá lúa sụt giảm từ 800 đồng đến 1.000 đồng một kg so với đầu vụ.
Theo ĐB Tuyết số hộ nông dân thực hiện vốn vay chương trình kích cầu của Chính phủ thông qua hỗ trợ lãi suất chỉ chiếm khoảng ba phần trăm tổng số giải ngân. Mạng lưới tín dụng quá tải, quy định thủ tục khá phức tạp, khiến nông dân ít tiếp cận được nguồn vốn kích cầu của Chính phủ.
Ngày 27/5, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định như vậy với PV Tiền Phong, sau khi đọc bài phỏng vấn Đại sứ Angola và được biết ngài Đại sứ ủng hộ việc hai nước ký hiệp định hợp tác về lao động.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tỷ lệ thất nghiệp trẻ trên thế giới gần bằng mức đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế và được dự báo sẽ không giảm trước năm 2018. Tại Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên đã tăng khá cao, gấp ba lần ở người trưởng thành.
Gửi cả chục bộ hồ sơ với đề xuất lương chỉ bằng 70% nơi làm việc cũ nhưng 3 tháng nay, chị Linh, quận Tân Bình không nhận được hồi âm nào cho vị trí kế toán trưởng.
Mặc dù đã được các cơ quan chức năng khuyến cáo về những rủi ro khi đi lao động tại Angola, nhưng nhiều lao động Việt Nam vẫn tìm mọi cách sang đất nước thuộc châu Phi này để làm việc.
Sáng 30-5, tại thành phố Thanh Hóa, Sở LĐ-TB&XH- Trung tâm giới thiệu việc làm tổ chức khai trương sàn giao dịch việc làm Thanh Hóa. Tham dự có Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm, đại diện 27 huyện, thị xã, thành phố cùng đông đảo các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề, người có nhu cầu tìm việc làm trong tỉnh.
Thông tư mới nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sửa đổi hai điều khoản của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH về hợp đồng lao động đã nêu rõ người đã nghỉ hưu làm việc tại DN được trả thêm bảo hiểm xã hội với tỷ lệ so với tiền lương đến tháng 12/2009 là 15%; từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2011 là 16%; từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2013 là 17%; từ tháng 1/2014 trở đi là 18%.
Tính đến hết tháng 5, đã có 28.033 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 31,15% chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2009 (90.000 người), giảm 21,42% so với cùng kỳ năm 2008.
"Cái khó đang bó cái khôn" là nhận xét của ông Đặng Văn Uy, Hiệu trưởng Đại học Hàng Hải Việt Nam khi nói về thực trạng nguồn nhân lực hàng hải hiện nay.
Nhằm chuẩn bị cho hội nghị lãnh đạo các bộ ngành và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ diễn ra vào cuối tháng 6-2009, ngày 22-5, tại TPHCM, Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL (MDEC) đã tổ chức hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL thời kỳ hội nhập”. Đây là vấn đề không mới nhưng vẫn nóng hổi trong giai đoạn hiện nay.