Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thời khủng hoảng, người lao động Mỹ bị ép nghỉ phép


Nhiều lao động ở Mỹ bị ép nghỉ phép không lương.

Nhiều trường đại học, nhà máy, thậm chí bệnh viện của Mỹ đang yêu cầu nhân viên nghỉ phép không lương như một biện pháp tiết kiệm chi phí cho chủ lao động. Năm nay, số người bị ép nghỉ phép tăng lên cao nhất trong vòng 17 năm qua.

"Nếu họ làm được điều đó một lần thì họ sẽ dễ dàng lặp lại việc đó", Carrie Swartout, 28 tuổi, chuyên gia nghiên cứu những tổn thương về não tại Trung tâm Y tế thuộc trường đại học Maryland cho hay.

Bang Maryland hiện yêu cầu 67.000 trong số 80,000 nhân viên nghỉ phép không lương như một biện pháp để chống đỡ với cuộc khủng hoảng ngân sách.

Giới chức bang cho hay, việc cho công nhân viên nghỉ phép giúp bang này tiết kiệm được xấp xỉ 34 triệu USD trong năm tài chính này.

Không chỉ chính quyền mà các doanh nghiệp tư nhân, từ các công ty sản xuất ôtô tới các hãng nhỏ, cũng đang phải đóng cửa nhà máy và giảm bớt văn phòng khi doanh số bán hàng giảm sút.

"Việc giãn thợ là một dạng của giảm nhân công nhưng nó còn tốt hơn lựa chọn khác", Carl Van Horn, giáo sư về chính sách công tại đại học Rutgers cho biết. "Đó là phản ứng điển hình để đáp lại tình trạng suy giảm nhu cầu trong thời suy thoái".

Trong số 10,3 triệu công nhân thất nghiệp tháng 11/2008 chỉ có 12% là bị cho nghỉ tạm thời, dữ liệu từ Cục thống kê lao động cho biết. Nếu tính tỷ lệ số lao động bị ép nghỉ phép trên tổng số nhân công thì con số năm nay là gần 1%, tương đương tỷ lệ 17 năm trước đây. Tháng 2/1991, số công nhân bị ép nghỉ phép không lương vào khoảng 1,4 triệu người.

Số liệu thống kê trên dựa trên khảo sát của Cục Điều tra dân số với từng hộ gia đình, dường như đã báo cáo không đúng sự thật về số người được cho nghỉ tạm thời. Những người tiến hành khảo sát đã hỏi người tham gia về thời gian làm việc của tuần trước, vì vậy một lao động biết là anh ta bị ép nghỉ phép vào cuối tháng sẽ không được tính.

Swartout cho biết, cô có thể mất 800USD, gần 2% tiền lương, dựa trên thời gian bị cho nghỉ phép. "Đó là một khoản lớn", Swartout nói. Thời gian và số ngày các nhân viên không quan trọng của bang bị cho nghỉ hiện vẫn chưa rõ, Swartout nói. Tuy nhiên, số tiền lương bị trừ như trên có nghĩa là Swartout sẽ phải vật lộn với khoản nợ 500USD từ thời đại học.

Tại trường đại học Winthrop ở Nam Carolina, một trường học công, các nhân viên được đề nghị bố trí thời gian nghỉ phép không lương do thu nhập từ thuế bị giảm. Các giáo sư được yêu cầu nghỉ phép 9 ngày mà không làm gián đoạn các buổi giảng dạy, vắng mặt tại các cuộc họp hay ảnh hưởng tới những chức trách khác trong trường. Họ được yêu cầu lấy ngày nghỉ trước ngày 30/6, khi năm tài chính của trường học kết thúc.

Với các công nhân nhà máy, thời gian nghỉ không lương diễn ra dưới dạng nhà máy kéo dài thời gian ngừng hoạt động. Tháng này, công ty Winnebago Industries Inc. cho hay, toàn bộ công nhân, gồm cả Giám đốc điều hành Bob Olson, sẽ nghỉ phép không lương 1 tuần, cùng với 2 tuần mà nhà máy ngừng hoạt động trước đó.

Công ty 3M Co. hồi đầu tháng cho hay, họ đã yêu cầu công nhân đi nghỉ hoặc nghỉ không lương hai tuần cuối năm ngoái. Công ty chế tạo máy tính Dell hồi tháng 11 năm ngoái cũng yêu cầu nhân viên cân nhắc lấy ngày phép trong quý 4.

Các hãng sản xuất ô tô như Chrysler, General Motors Corp. và Ford Motor Co. cũng kéo dài thời gian đóng cửa nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới vừa qua. Ở một số công ty, việc cho nghỉ không lương là bước dạo đầu cho sa thải chính thức.

(Theo báo Bình dương)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Những nghề đứng vững trong thời suy thoái
  • Khoảng 150.000 lao động mất việc làm trong năm 2009
  • Vĩnh Phúc đề ra các giải pháp duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội
  • Trên 400 tỷ đồng để tổng điều tra dân số Việt Nam
  • Hàng ngàn lao động sẽ sang Hàn Quốc
  • Nhiều doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm lao động
  • 272 tỷ đồng giành cho mục tiêu an sinh xã hội giai đoạn 2009 -2010
  • Hàn Quốc ngừng cấp phép cho lao động nước ngoài
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu