Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế tháng 8 tiếp tục phát triển ổn định

Tại cuộc họp diễn ra ngày 26/8 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh khẳng định trong 8 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng tiếp tục được duy trì trong nhiều lĩnh vực kinh tế.

Sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn phát triển ổn định, với mức tăng trưởng trong 8 tháng đầu năm là 16,3%. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ cũng tiếp tục tăng trưởng khá.

Dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 8 tăng 2,4% so với tháng trước và tính chung 8 tháng đầu năm tăng 30% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 có tăng nhẹ so với tháng 7 với mức tăng 1,56%, nhưng chiều hướng tăng CPI sẽ không còn mạnh trong những tháng tiếp theo.

Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục theo chiều hướng thuận lợi cho cán cân thương mại. Xuất khẩu tiếp tục tăng cao trong tháng 8 trong khi tốc độ nhập siêu vẫn trong tầm kiểm soát. Ước tính nhập siêu tháng 8 ở mức 15,97 tỷ USD, bằng 36,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 8 đạt 6,1 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm lên 43,3 tỷ USD, tăng hơn 39% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu tháng 8 giảm nhẹ, góp phần hạn chế tổng kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm ở mức 59,3 tỷ USD, tăng hơn 54% so với cùng kỳ.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt mức cao nhất từ trước đến nay với hơn 47 tỷ USD, vượt xa con số đạt được của cả năm 2007.

Tuy nhiên, theo đại diện các bộ, ngành và đơn vị, giá nhiều loại vật tư quan trọng và hàng tiêu dùng thiết yếu vẫn ở mức cao, trong khi thị trường tiền tệ và chứng khoán còn diễn biến phức tạp. Tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản quá chậm, nhất là các dự án đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ, các chương trình mục tiêu. Đời sống nhân dân đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và đột biến giá cả tăng trong thời gian qua.

Thứ trưởng Cao Viết Sinh cũng bày tỏ lo ngại rằng từ nay đến cuối năm, xuất khẩu khó có khả năng tăng cao hơn nữa nhưng nhập khẩu lại theo xu hướng tăng trở lại. Lạm phát nhiều khả năng sẽ ở mức dưới 30% và nhu cầu tiêu dùng sẽ có xu hướng giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đầu ra tiêu thụ cho sản phẩm./.

(Theo TTXVN)

  • VN là mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu
  • Tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 8 lại nhích lên
  • Dự báo kinh tế những tháng cuối năm
  • 10 điểm chính kinh tế 8 tháng năm 2008
  • Hàng hóa giảm theo tỷ giá
  • Kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu 2008 phát triển theo hướng tích cực
  • Dự báo, giá nhiều mặt hàng sẽ ổn định trong thời gian tới
  • Tín hiệu tốt cho nền kinh tế Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi