Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự báo, giá nhiều mặt hàng sẽ ổn định trong thời gian tới

Theo Bộ Công Thương, do giá nhiều loại nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới có xu hướng giảm trong khi sức mua hàng hoá trong nước chưa tăng mạnh nên giá cả nhiều loại hàng hóa trên thị trường trong thời gian tới sẽ ổn định.

Đối với mặt hàng thực phẩm, tại các tỉnh phía Nam, nhiều loại rau, củ, quả vào vụ nên nguồn cung dồi dào, giá giảm từ 500 đến 1.500 đồng/kg (tùy loại). Nguồn cung gia súc ổn định, giá thịt lợn và thịt bò nhiều nơi tiếp tục giảm, trong đó, gía thịt lợn tại các tỉnh phía Bắc nhìn chung ổn định, các tỉnh phía Nam giảm từ 500 đến 1.000 đồng/kg. Giá thịt bò tại nhiều địa phương giảm từ 5.000 đến 10.000 đồng/kg, hiện phổ biến ở mức 90.000 đến 115.000 đồng/kg. Giá thịt gà sau khi tăng trong dịp rằm tháng 7 đã bắt đầu giảm và ổn định, hiện ở mức 65.000-75.000 đồng/kg. Bộ Công Thương dự báo trong thời gian tới, giá nhiều loại thực phẩm trên thị trường ổn định; tuy nhiên, tại các tỉnh chịu ảnh hưởng của mưa lũ, giá nhiều loại thực phẩm thiết yếu có thể tăng.

Với mặt hàng phân bón, do nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu phân bón cho vụ mùa đã tạm thời được đáp ứng đủ nên giá nhiều loại phân bón có xu hướng giảm nhẹ và ổn định trong thời gian tới. Bên cạnh đó, mặt hàng xi măng cũng do nguồn cung dồi dào, nhu cầu tiêu thụ chậm nên giá bán lẻ xi măng tiếp tục giảm nhẹ tại các tỉnh phía Nam và có xu hướng ổn định.

Đối với thép xây dựng, do giá phôi thép thế giới có xu hướng giảm và nhu cầu tiêu thụ chậm lại do đang mùa mưa nên giá bán dự báo sẽ tiếp tục giảm và giữ ở mức ổn định. Một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép tiếp tục giảm giá bán, với mức giảm từ 200.000 đến 3.000.000 đồng/tấn (tùy chủng loại).

Với các mặt hàng khác, Bộ Công Thương dự báo nhìn chung ít biến động. Riêng đối với mặt hàng lương thực, Bộ Công Thương dự báo giá thóc gạo sẽ tiếp tục tăng nhẹ ở một số tỉnh chịu ảnh hưởng của mưa lũ.

(Theo Thông tấn xã Việt Nam)

  • Tín hiệu tốt cho nền kinh tế Việt Nam
  • Chế biến mây tre đan: doanh nghiệp sản xuất còn thủ công, yếu mẫu mã, thiếu vốn
  • Việt Nam sẽ bùng nổ nhu cầu sử dụng ô tô vào năm 2020
  • Năm 2008: Phải thành lập ngay Hiệp hội chủ hàng của Việt Nam
  • CPI tháng 8: TP.HCM tăng 2,09%, Hà Nội tăng 1,92%
  • Việt Nam vẫn là địa chỉ hấp dẫn đầu tư nước ngoài
  • Ảnh hưởng của việc giảm trợ cấp và bảo hộ
  • Góp ý xây dựng một khung thuế suất mới cho thuế tài nguyên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi