Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ảnh hưởng của việc giảm trợ cấp và bảo hộ

Yêu cầu bao trùm khi gia nhập WTO và tham gia các khu vực mậu dịch tự do (FTA) là Việt Nam tiến hành từng bước mở cửa thị trường hàng hoá trong nước, thông qua các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Việt Nam phải tuân thủ các nguyên tắc thương mại quốc tế về không phân biệt đối xử, rõ ràng, minh bạch đối với các biện pháp chính sách trong nước. Việc bảo hộ cho sản xuất trong nước chỉ được thực hiện thông qua thuế nhập khẩu và rất hạn chế duy trì các biện pháp bảo hộ phi thuế quan.
Theo đánh giá cảu Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ Tài chính, thành viên đoàn đàm phán Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho biết Việt Nam đã cam kết cắt giảm khoảng 30% mức thuế nhập khẩu hiện hành và sẽ thực hiện chủ yếu trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập WTO. Tính chung, có tới hơn một phần ba số dòng thuế của biểu thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các mặt hàng có thuế suất cao trên 20%-30%. Tuy nhiên các mặt hàng cơ bản trọng yếu, nhạy cảm với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô, xe máy... vẫn có mức bảo hộ nhất định. Với các hiệp định ngành trong WTO, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định đầy đủ, trong đó Hiệp định công nghệ thông tin ITA là quan trọng nhất. Theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, các thiết bị điện tử dân dụng như ti vi, các thiết bị âm thanh, ghi hình, máy ảnh... đều có thuế suất 0%.
Những ngành có cắt giảm thuế nhiều nhất là dệt may: 63%, cá và sản phẩm cá: 38%, gỗ giấy: 33%, máy móc thiết bị điện, điện tử: 24%. Bên cạnh đó, khi tham gia các FTA như CEPT/AFTA, FTA giữa ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, thì đến năm 2015 chúng ta sẽ phải tự do hoá thuế quan, giảm thuế nhập khẩu xuống 0% với các đối tác này. Tuy nhiên sẽ có linh hoạt về thời gian hoặc về mức độ cắt giảm cho một số nhóm hàng nhạy cảm đối với nền kinh tế.
Còn theo tổng hợp của dự án nghiên cứu tác động về số thu thuế nhập khẩu do ảnh hưởng của thực hiện cắt giảm thuế theo cam kết WTO mà Bộ Tài chính tiến hành, trong giai đoạn 5 năm sau khi hội nhập WTO, số thu thuế nhập khẩu của Việt Nam sẽ giảm khoảng 300 triệu USD (tương đương 4.800 tỉ đồng). Thống kê cho thấy, thuế nhập khẩu giảm nhiều nhất là từ ngành dệt may với 366,4 triệu USD (số giảm thu trực tiếp là 467 triệu USD trong khi số thu tăng nhờ kim ngạch tăng chỉ là 101 triệu USD). Tiếp đó là ngành máy móc thiết bị điện giảm 81,3 triệu USD, ngành gỗ giấy giảm 96 triệu USD... Một điều có thể khẳng định là không có chuyện giảm thuế làm thất thu ngân sách. Tổng thu từ thuế nhập khẩu hiện chỉ chiếm 9% tổng thu ngân sách. Kim ngạch nhập khẩu chịu ảnh hưởng của cắt giảm thuế chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Việc cắt giảm lại theo lộ trình, bình quân khoảng 5 năm, nên ước tính phần này chỉ giảm trên dưới 2.000 tỉ/năm, tức chưa đầy 1% tổng thu ngân sách. Hơn nữa, qua phân tích của Bộ Tài chính, một số nhóm ngành dù có giảm thu trực tiếp từ thuế nhập khẩu nhưng nhờ tăng kim ngạch nhập khẩu nên ngân sách vẫn thu được nhiều thuế hơn, như thiết bị vận tải, máy móc thiết bị cơ khí hoá, hoá chất hay nông sản...
Nhìn một cách tổng quát, các mặt hàng có sự giảm thuế nhập khẩu nhiều như trên sẽ chịu sự cạnh tranh quyết liệt của các hàng hoá của nhà sản xuất nước ngoài khi thị trường mở hơn. Điều này được thể hiện qua sự thay đổi hệ số bảo hộ của ngành hàng đó khi Việt Nam gia nhập WTO. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, trong 87 nhóm mặt hàng được đánh giá tác độ do sự thay đổi của hệ số bảo hộ thì chỉ có 17 loại mặt hàng là không bị ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Báo cáo này cho thấy, có tới hơn 60 nhóm hàng bị ảnh hưởng sản xuất. Có rất nhiều nhóm đã có sự thay đổi lớn về hệ số bảo hộ. Đơn cử như hạt cà phê hiệnc ó hệ số bảo hộ theo mức thuế hiện hành là 52,2 nhưng hệ số này sẽ thay đổi khi Việt Nam gia nhập WTO chỉ còn là 32,9. Thuỷ sản giảm hệ số bảo hộ từ 33 xuống còn 16,9, nuôi cá giảm từ 22,7 xuống còn 12,9. Một loạt các mặt hàng như thịt và sản phẩm đã chế biến, bảo quản, rau và dầu, sữa bơ, bánh mứt kẹo, rượu bia và đồ uống có cồn, bia và rượu mạnh, đồ uống không cồn và nước ngọt... đều có sự thay đổi rất lớn về hệ số bảo hộ này.

(Theo Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi