Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đến năm 2025, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ trở thành đầu mối trung chuyển, trung tâm giao thương của khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Ngày 12/8/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số: 1085/QĐ-TTg phê duyệt Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung- vùng Trung Trung Bộ từ nay đến năm 2025. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung- vùng Trung Trung Bộ sẽ trở thành đầu mối trung chuyển và trung tâm giao thương, chế biến của vùng Mêkông lớn và khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung- vùng Trung Trung Bộ gồm: TP Đà Nẵng và các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, là vùng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho miền Trung và Tây Nguyên, với ngành kinh tế chủ đạo là kinh tế biển gắn với công nghiệp và dịch vụ. Vùng có diện tích 27.884 km2, dân số hơn 6,2 triệu người (năm 2006) và có nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử cách mạng và cảnh quan thiên nhiên đẹp. Dự báo, đến năm 2025, dân số trong vùng là 8,15 triệu người trong đó, hơn 6 triệu người trong độ tuổi lao động; đất xây dựng đô thị khoảng 60.000 - 65.000 ha, bình quân 120 - 140 m2/người. Vùng sẽ có tiểu vùng động lực chính, là không gian phát triển kinh tế biển và ven biển, hình thành tuyến hành lang kinh tế thương mại tự do quốc tế dọc theo vùng duyên hải, dựa trên trục quốc lộ 1A, tuyến đường sắt quốc gia và hệ thống cảng biển. Hệ thống chuỗi đô thị sẽ được xây dựng để tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng. Hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất, khai thác lợi thế gần cảng; hệ thống kho bãi quốc gia và quốc tế sẽ gắn với hệ thống cảng tổng hợp quốc tế và các đầu mối giao thông liên vùng, xuyên quốc gia. Trong vùng sẽ hình thành tuyến du lịch hành lang ven biển, kết nối với các khu du lịch núi, du lịch di sản văn hóa và khám phá đại dương. Các cặp cửa khẩu qua các nước Myanmar, Thái Lan và Lào sẽ được nối thông với hệ thống cảng biển - khu kinh tế của Việt Nam trên cơ sở nâng cấp nối kết một số quốc lộ, tỉnh lộ trong vùng.

Quy hoạch nêu rõ: Phát triển các thành phố: Đà Nẵng, Huế và Quy Nhơn; các đô thị: Vạn Tường và Núi Thành là những khu vực có khả năng thu hút nguồn vốn, cơ hội đầu tư trong nước và quốc tế. Vùng sẽ hình thành 4 cụm đô thị động lực với thành phố Đà Nẵng là đô thị trung tâm.

Dự kiến, đến năm 2025, Vùng này có 86 đô thị trong đó có 43 đô thị mới. Để rút ngắn thời gian đi lại giữa các cảng lớn trong vùng và toàn quốc, tuyến hành lang cao tốc trên biển chạy theo hướng Bắc - Nam và một tuyến liên hệ với quốc tế sẽ được xây dựng. Vùng ưu tiên đầu tư các dự án, gồm: đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật chuỗi du lịch tổng hợp Huế - Lăng Cô - Non Nước; hình thành trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao ở Huế và Đà Nẵng; xây dựng Đà Nẵng là thành phố biển - trung tâm dịch vụ tổng hợp lớn nhất của vùng; xây dựng thành phố Huế trở thành trung tâm du lịch văn hóa lớn của cả nước; xây dựng TP Quy Nhơn thành trung tâm tăng trưởng kinh tế phía Nam của vùng, là đầu mối giao thông đường bộ và cảng biển phục vụ trực tiếp cho vùng Tây Nguyên.

(Theo Vinanet)

  • VACD kiến nghị 9 giải pháp đối phó lạm phát
  • Để hạn chế tranh chấp thương mại
  • Standard Chartered Bank nhận định về kinh tế Việt Nam
  • Hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm nay, không dễ
  • Tây Nguyên sẽ là trung tâm thủy điện lớn nhất VN
  • Nhà nước và tư nhân hợp tác phát triển hạ tầng
  • Xóa bỏ cơ chế “chủ quản”?
  • Nghịch lý nguyên liệu ngành giấy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi