Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để hạn chế tranh chấp thương mại

Kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp sẽ càng ngày càng va chạm nhiều với các vụ kiện, trước các rào cản của nước ngoài. Do đó việc trang bị kiến thức luật pháp quốc tế, kinh nghiệm tham gia và xử lý các vụ tranh chấp là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi hiệp hội ngành hàng.

Kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp sẽ ngày càng va chạm nhiều với các vụ kiện. Do đó việc trang bị kiến thức luật pháp quốc tế, kinh nghiệm tham gia và xử lý các vụ tranh chấp là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi hiệp hội ngành hàng.

Theo kết quả khảo sát mới đây của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, có tới hơn 74% Hiệp hội trong nước được hỏi cho biết, không có bộ phận chuyên trách về pháp luật; 81% Hiệp hội chỉ biết được một vài nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ BTA. Đây là kết quả đáng lo ngại đối với các doanh nghiệp nước ta, nhất là trong bối cảnh trao đổi thương mại quốc tế phát triển nhanh.

Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế là các nguy cơ về tranh chấp thương mại sẽ ngày càng nhiều hơn. Theo VCCI, hơn 10 năm qua, thế giới có hơn 4.000 vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, trong đó có 31 vụ kiện liên quan tới doanh nghiệp nước ta. Nguy cơ bị khởi kiện ở hầu hết các mặt hàng lớn như: thủy sản có cá tra, cá ba sa, tôm; công nghiệp có giày da, xe đạp, đèn huỳnh quang... Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp ngành hàng trong nước vẫn chưa chú trọng nhiều tới việc tìm hiểu luật pháp quốc tế và các vụ tranh chấp thương mại và thường bị động trước các vụ kiện.

Kinh nghiệm cho thấy, ngành hàng nào mà Hiệp hội và doanh nghiệp hiểu biết về luật pháp quốc tế và tham gia tích cực vụ kiện thì đều chứng minh được mặt hàng của mình không bán phá giá, hoặc nếu có thì cũng chịu mức thuế thấp hơn; ngược lại những ngành hàng không quan tâm nhiều thì đã bị nước sở tại đơn phương khẳng định doanh nghiệp bán phá giá mặt hàng đó.

Vụ kiện về mặt hàng bật lửa gas của Việt Nam vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ mới đây là một ví dụ và kinh nghiệm để các ngành hàng khác học tập. Ngay trong quá trình điều tra của Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với sự tham vấn và hỗ trợ kỹ thuật của Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương Việt Nam), các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này đã tích cực, chủ động tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc và có tinh thần hợp tác khá tốt và đầy đủ với Cơ quan điều tra Thổ Nhĩ Kỳ. Căn cứ trên các thông tin, nội dung trả lời câu hỏi, tài liệu chứng minh của công ty cung cấp cho Cơ quan điều tra và kết quả thẩm tra tại chỗ đối với doanh nghiệp này, ngày 05/5/2008 Tổng cục Ngoại thương Thổ Nhĩ Kỳ đã có thông báo kết luận doanh nghiệp nói trên không có hành vi gian lận thương mại và không bị áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng bật lửa ga bỏ túi khi xuất khẩu vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.

Kết quả tích cực này cho thấy vai trò quan trọng mang tính quyết định của việc tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc và sự hợp tác đầy đủ của phía Việt Nam với Cơ quan điều tra của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một điểm quan trọng trong một vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá. Và chính sự hợp tác tốt này cũng đã thể hiện được tính chủ động và tích cực của ta trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam và tiếp tục giữ được khách hàng, thị trường xuất khẩu.

Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho biết, Hiệp hội mỗi ngành hàng cần phổ biến kiến thức hiểu biết pháp luật quốc tế cho doanh nghiệp; thậm chí là chủ động tìm hiểu các vụ kiện, tranh chấp thương mại để nghiên cứu, lấy kinh nghiệm cho chính mình.

Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã ra mắt Hội đồng tư vấn về chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để hỗ trợ các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp đối phó với nguy cơ bị kiện ở nước ngoài cũng như sử dụng các công cụ này ở trong nước. Trung tâm sẽ tư vấn trực tiếp, hỗ trợ cụ thể và có tính hệ thống cho các hiệp hội, doanh nghiệp trong các vụ kiện hoặc nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ ở nước ngoài và trong nước; trực tiếp thực hiện các hướng dẫn triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng phản ứng, hành động trong các vụ kiện thương mại quốc tế, qua đó góp phần giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp trong các cuộc tranh chấp thương mại. Các doanh nghiệp sẽ được Hội đồng tư vấn miễn phí toàn bộ.

Kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp sẽ càng ngày càng va chạm nhiều với các vụ kiện, trước các rào cản của nước ngoài. Do đó việc trang bị kiến thức luật pháp quốc tế, kinh nghiệm tham gia và xử lý các vụ tranh chấp là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi hiệp hội ngành hàng.

(Theo VOV)

  • Standard Chartered Bank nhận định về kinh tế Việt Nam
  • Hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm nay, không dễ
  • Tây Nguyên sẽ là trung tâm thủy điện lớn nhất VN
  • Nhà nước và tư nhân hợp tác phát triển hạ tầng
  • Xóa bỏ cơ chế “chủ quản”?
  • Nghịch lý nguyên liệu ngành giấy
  • Nên bỏ tiền vào kênh nào?
  • Xây dựng vùng Duyên hải Nam Trung bộ thành vùng kinh tế tổng hợp quan trọng gắn với biển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi