Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Standard Chartered Bank nhận định về kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Standard Chartered có trụ sở ở Anh vừa công bố một bản báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam, khẳng định việc thu hẹp thâm hụt thương mại và chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng đã giúp giảm những lo ngại về tiền tệ.

Báo cáo kinh tế Việt Nam tháng 8 của Standard Chartered, mang tựa đề “Việt Nam: Nguy hiểm đã giảm, nguy cơ vẫn còn”, được các chuyên gia kinh tế hàng đầu về châu Á và Đông Nam Á của ngân hàng soạn thảo dựa trên những phân tích số liệu mới nhất về cán cân thương mại, FDI và chính sách tiền tệ.

Các chuyên gia kinh tế của Standard Chartered cho rằng thị trường Việt Nam vẫn giữ được tâm lý bình tĩnh trong những tuần vừa qua sau đợt suy giảm tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng USD cũng như việc tăng lãi suất dần trở lại của tiền gửi ngoại tệ trên thị trường thu nhập cố định. Đây là kết quả của việc thâm hụt thương mại được thu hẹp và sự tăng trưởng đột ngột của nguồn vốn FDI cam kết ước đạt 44 tỉ USD trong 7 tháng đầu năm.

Standard Chartered nhận xét hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm nay bất chấp sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Con số FDI cam kết mạnh mẽ cũng cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào triển vọng của Việt Nam như là một trung tâm sản xuất cũng như trung tâm nguồn lực trong khu vực.

Báo cáo của Standard Chartered cho rằng việc Việt Nam thắt chặt chính sách tiền tệ không làm giảm sự tăng trưởng, đồng thời kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cần thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa để bảo đảm nguồn vốn.

Standard Chartered hiện có một hệ thống gồm hơn 1.750 chi nhánh và đại lý ở trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, với khoảng 90% lợi nhuận thu được từ các hoạt động tại châu Á, châu Phi và Trung Đông. Tại Việt Nam, ngân hàng có văn phòng và chi nhánh tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và đang có kế hoạch mở từ 20-30 chi nhánh mới trong vòng 3-4 năm tới./.

( theo izabacninh )

  • Hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm nay, không dễ
  • Tây Nguyên sẽ là trung tâm thủy điện lớn nhất VN
  • Nhà nước và tư nhân hợp tác phát triển hạ tầng
  • Xóa bỏ cơ chế “chủ quản”?
  • Nghịch lý nguyên liệu ngành giấy
  • Nên bỏ tiền vào kênh nào?
  • Xây dựng vùng Duyên hải Nam Trung bộ thành vùng kinh tế tổng hợp quan trọng gắn với biển
  • Hạn chế tranh chấp thương mại - Việt Nam phải làm gì ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi