Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà nước và tư nhân hợp tác phát triển hạ tầng

Hội thảo "Hợp tác Nhà nước và Tư nhân: Kinh nghiệm của Nhật Bản và sự lựa chọn chính sách đối với Việt Nam," diễn ra ngày 20/8/2008 tại Hà Nội, là diễn đàn để các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp trao đổi về hiện trạng chính sách cũng như khả năng áp dụng mô hình này ở Việt Nam.

Hội thảo, do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức, nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp về vai trò quan trọng của mô hình Nhà nước và tư nhân hợp tác huy động mọi nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng (PPP).

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Bích Đạt khẳng định Nhà nước Việt Nam chủ trương huy động mọi nguồn lực từ khu vực tư nhân để tham gia phát triển kết cấu hạ tầng và các lĩnh vực khác.

Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về hình thức đầu tư theo hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT), xây dựng-chuyển giao-kinh doanh (BTO) và xây dựng-chuyển giao (BT), Chính phủ chủ trương xây dựng một khung chính sách thích hợp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực này.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã cùng thảo luận về mô hình hợp tác PPP và kinh nghiệm của các nước châu Á, cụ thể là kinh nghiệm của Nhật Bản trong áp dụng mô hình này.

Bộ Kế hoạch Đầu tư đánh giá cao các kinh nghiệm của phía Nhật Bản và coi đó là gợi ý quan trọng và hữu ích để tham khảo xây dựng chính sách áp dụng mô hình PPP ở Việt Nam.

Dù đang từng bước được cải thiện nhờ việc huy động ở mức cao nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cũng như của các nhà tài trợ quốc tế nhưng hệ thống kết cấu hạ tầng ở Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém. Việc thu hút đầu tư tư nhân dưới các hình thức BOT, BTO, BT cũng tồn tại một số hạn chế, do nhiều yếu tố khách quan (chi phí đầu tư lớn, độ rủi ro cao) và chủ quan (bất cập trong hệ thông pháp luật, chính sách).

( Nguồn: TTXVN )

  • Xóa bỏ cơ chế “chủ quản”?
  • Nghịch lý nguyên liệu ngành giấy
  • Nên bỏ tiền vào kênh nào?
  • Xây dựng vùng Duyên hải Nam Trung bộ thành vùng kinh tế tổng hợp quan trọng gắn với biển
  • Hạn chế tranh chấp thương mại - Việt Nam phải làm gì ?
  • Tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát
  • Kinh doanh thời khó khăn: Cân nhắc để giảm chi
  • Siết chặt kinh doanh ngoài ngành của tập đoàn kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi