Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Góp ý xây dựng một khung thuế suất mới cho thuế tài nguyên

Theo lộ trình nghiên cứu, xây dựng Luật thuế tài nguyên thay cho Pháp lệnh thuế tài nguyên hiện hành, Bộ Tài chính dự kiến trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết sửa đổi khung thuế suất thuế tài nguyên quy định tại Pháp lệnh thuế tài nguyên với một số nội dung chính sau:

- Điều chỉnh nâng khung thuế suất chủ yếu đối với tài nguyên khoáng sản kim loại vì đây là loại tài nguyên quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và không tái tạo được. Mặt khác, qua theo dõi thì việc khai thác quá mức cho phép, khai thác ồ ạt, bừa bãi tài nguyên trong thời gian vừa qua chủ yếu diễn ra đối với quặng khoáng sản kim loại.
- Khung thuế suất thuế tài nguyên được tính toán hợp lý đối với khả năng đóng góp của doanh nghiệp, có tính đến mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và có tham khảo kinh nghiệm thuế tài nguyên của Trung Quốc.
Theo đó, dự kiến điều chỉnh khung thuế suất thuế tài nguyên như sau:
- Khoáng sản kim loại: Tăng từ 1-5% lên 10-30%;
- Khoáng sản không kim loại: Tăng từ 1-5% lên 5-10%.
Riêng đối nhóm tài nguyên Đá quý từ 3-8% lên 5-20%; Than từ 1-3% lên 5-20%.
- Khí thiên nhiên: Tăng từ 0-10% lên 6-25% (bằng với dầu mỏ).
- Các nhóm tài nguyên nguyên khác vẫn giữ khung thuế suất như hiện hành: Dầu mỏ: 6-25%; Sản phẩm rừng tự nhiên: 1-40%; Thuỷ sản tự nhiên: 1-10%; Nước thiên nhiên: 0-10%; Tài nguyên khác: 0-20%.
Căn cứ khung thuế suất thuế tài nguyên, Chính phủ sẽ quy định cụ thể mức thuế suất đối với từng nhóm tài nguyên khoáng sản cho phù hợp với điều kiện thực tế của tài nguyên và hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Nếu thực hiện khung thuế suất thuế tài nguyên dự kiến sửa đổi thì thuế tài nguyên đối với khoáng sản sẽ tăng lên đáng kể: Mangan 30.000-75.000 đ/tấn (hiện hành 15.000 đ/tấn); Sắt 30.000-75.000 đ/tấn (hiện hành 15.000 đ/tấn); Chì 40.000-66.000 đ/tấn (hiện hành 20.000 đ/tấn); Kẽm 80.000-195.000 đ/tấn (hiện hành 40.000 đ/tấn); Đồng 200.000-600.000 đ/tấn (hiện hành 100.000 đ/tấn); Thiếc 1.300.000-3.900.000 đ/tấn (hiện hành 650.000 đ/tấn); Than 20.000-80.000 đ/tấn (hiện hành 4.000-6.000 đ/tấn)…
Nâng thuế suất thuế tài nguyên đối với khoáng sản sẽ góp phần hạn chế việc khai thác tràn lan, tăng thu cho ngân sách địa phương để có nguồn kinh phí cho việc cải tạo môi trường, sửa chữa hạ tầng quanh khu vực khai thác. Đồng thời các doanh nghiệp phải tính toán khai thác tiết kiệm, hiệu quả để giảm chi phí và tập trung đầu tư vào chế biến sâu, qua đó góp phần bảo vệ tài nguyên và nâng cao giá trị tài nguyên.
Với mức thuế suất thuế tài nguyên dự kiến tối thiểu là 10%, thì số thu thuế tài nguyên, kể tài nguyên đối với dầu khí, dự kiến khoảng 21.500 tỷ đồng/năm (trong đó số thu thuế tài nguyên đối với tài nguyên khoáng sản tăng trên 12 tỷ đồng/năm), với mức thuế suất tối đa 30% thì số thu thuế tài nguyên dự kiến khoảng 22.000 tỷ đồng/năm (trong đó số thu thế tài nguyên đối với quặng kim loại tăng thêm khoảng trên 60 tỷ đồng/năm).
Bộ Tài chính đã có công văn số: 9587/BTC-CST gửi xin ý kiến đóng tới các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và đồng thời đăng trên trang Web Chính phủ và trang Web Bộ Tài chính.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân quan tâm đến việc sửa đổi khung thuế suất thuế tài nguyên quy định tại Pháp lệnh thuế tài nguyên. Ý kiến tham gia xin gửi về Bộ Tài chính trước ngày 29/8/2008 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

(Theo Vinanet)

  • Sẽ tăng mạnh thuế suất thuế khai thác tài nguyên khoáng sản
  • Phải công khai kết quả kiểm toán trong thời hạn 30 ngày
  • Đã đến lúc ngân hàng nên hạ lãi suất cho vay
  • Triển vọng kinh tế và lạm phát Việt Nam 2008-2009
  • Việt Nam sẽ góp 5,6% vào sản lượng gạo thế giới
  • Đến năm 2025, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ trở thành đầu mối trung chuyển, trung tâm giao thương của khu vực châu Á - Thái Bình Dương
  • VACD kiến nghị 9 giải pháp đối phó lạm phát
  • Để hạn chế tranh chấp thương mại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi