Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI tháng 8: TP.HCM tăng 2,09%, Hà Nội tăng 1,92%

Mặc dù ảnh hưởng bởi giá xăng dầu, song chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh xoay quanh mức 2%. Trong đó nhiều mặt hàng chủ chốt giảm giá so với tháng trước.

Chỉ số giá tiêu dùng tại TP.HCM tháng 8 tăng 2,09%, tăng cao hơn so với tốc độ tăng giá tiêu dùng của tháng 7 (chỉ ở mức 0,54%). Tính chung 8 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng tại TP.HCM đã tăng 19,56%.

Trong khi đó tại Hà Nội, chỉ số CPI tháng 8 tăng 1,92% so với tháng trước.

Sở dĩ tốc độ tăng giá tiêu dùng tại TP.HCM và Hà Nội trong tháng 8 tăng mạnh so với tháng 7 do tác động của việc tăng giá xăng hơn 30% từ 14.500 đồng/lít lên 19.000 đồng/lít. Việc tăng giá xăng đã khiến các ngành hàng về giao thông tại TP.HCM tăng hơn 8,16% so với tháng trước, và tăng hơn 18,04% so với đầu năm.

Ngoài tác động của việc tăng giá xăng dầu, nhìn chung các ngành hàng khác đều không có biến động lớn và duy trì ở mức tăng rất nhẹ. Cụ thể, ngành hàng ăn và dịch vụ ăn uống Tại TP.HCM chỉ tăng 1,49% so với tháng trước, trong đó chỉ số giá lương thực thậm chí giảm 1,94% so với tháng trước.

Tuy nhiên, tính chung 8 tháng đầu năm, giá các mặt hàng ăn và dịch vụ ăn uống tại TP.HCM vẫn tăng 29,7% so với đầu năm và tăng 44,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù giá lương thực tháng này đã giảm song so với đầu năm vẫn tăng 70,04% và so với cùng kỳ năm trước tăng 84,24%, dẫn đầu toàn ngành về tốc độ tăng giá.

Mặc dù thị trường vàng trong những ngày qua tăng giảm với biên độ lớn tuy nhiên nhìn chung chỉ số giá vàng và giá đô la Mỹ tại khu vực TP.HCM đều có mức giảm lần lượt là 2,79% và 3,87% so với tháng trước, tại Hà Nội lần lượt là 2,86% và 5,28%. Chỉ số giá vàng và USD đều giảm khi thị trường ngoại tệ trong nước đã bình ổn trở lại khi có sự can thiệp kịp thời của Ngân hàng nhà nước và giá vàng đang sụt giảm mạnh trong thời gian gần đây.

Ngoài mặt hàng lương thực, đồ uống thuốc lá và bưu chính viễn thông tại TP.HCM có tốc độ tăng giá giảm so với tháng trước. Nhìn chung các mặt hàng khác như may mặc , mũ nón giầy dép, thiết bị đồ dùng gia đình, giáo dục, văn hoá giải trí du lịch và các hàng hoá dịch vụ khác đều có mức tăng nhẹ dưới 1%.

Các mặt hàng như nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tại TP.HCM tháng này tăng 2,43% so với tháng trước, tăng 12,57% so với đầu năm. Mặt hàng thuốc và dịch vụ y tế cũng có mức tăng hơn 2% so với tháng trước.

(Theo CafeF)

  • Việt Nam vẫn là địa chỉ hấp dẫn đầu tư nước ngoài
  • Ảnh hưởng của việc giảm trợ cấp và bảo hộ
  • Góp ý xây dựng một khung thuế suất mới cho thuế tài nguyên
  • Sẽ tăng mạnh thuế suất thuế khai thác tài nguyên khoáng sản
  • Phải công khai kết quả kiểm toán trong thời hạn 30 ngày
  • Đã đến lúc ngân hàng nên hạ lãi suất cho vay
  • Triển vọng kinh tế và lạm phát Việt Nam 2008-2009
  • Việt Nam sẽ góp 5,6% vào sản lượng gạo thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi