Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển sáng

Chỉ số lạm phát, thâm hụt thương mại... đã dịu lại. Đầu tư nước ngoài tăng mạnh, các tổ chức uy tín trên thế giới đánh giá cao môi trường đầu tư ở VN

Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng về tổng thể, bức tranh kinh tế VN đã và đang có những dấu hiệu tích cực cho phép cảm nhận về sự chuyển sáng dần trong thời gian tới.
Ba “khoảng sáng”
Sự ổn định của kinh tế vĩ mô thể hiện ở ba khía cạnh. Thứ nhất, đang có sự cải thiện dần các chỉ số lạm phát và thâm hụt thương mại, mối lo về cuộc khủng hoảng tiền tệ đã dịu đi. Từ tháng 6 đến nay, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã chững lại. CPI cả nước trong tháng 8-2008 chỉ tăng 1,56% so với tháng trước. Thanh toán quốc tế vẫn được duy trì ổn định, sự căng thẳng thâm hụt trong cán cân thanh toán đang dần được cải thiện, dự trữ ngoại tệ được bảo tồn và tăng thêm. Thị trường nội tệ và ngoại tệ đã có sự ổn định trở lại, tỉ giá giữa đồng VN và USD trên thị trường “chợ đen” đã giảm sâu... Thâm hụt thương mại được cải thiện đáng kể trong hai tháng 6 và 7 và đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11-2006, kim ngạch xuất khẩu vượt quá kim ngạch nhập khẩu.
Thứ hai, các khu vực kinh tế lấy lại đà tăng trưởng khá ổn định, thị trường chứng khoán đang cho thấy có sự phục hồi dần, tuy chậm, nhưng khá vững chắc. Lòng tin và nụ cười đã trở lại với giới đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Có nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường bất động sản sẽ khởi sắc ở những phân khúc thị trường tiềm năng, như nhà cho người thu nhập thấp, nhà cho người VN định cư ở nước ngoài, nhà và văn phòng cho thuê...
Tốc độ phát triển kinh tế của VN hiện vẫn thuộc hàng đầu các nước khu vực với sự mở rộng các mặt hàng xuất khẩu rất ấn tượng. Trong khi thế giới đang vật lộn với khủng hoảng dầu và lương thực thì VN tăng được lượng tìm thấy và sản lượng khai thác xuất khẩu dầu mỏ, đồng thời ngành nông nghiệp được mùa lớn. Năm 2008, sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước có thể vượt kế hoạch đề ra là 3 tỉ USD. VN đã vượt Ấn Độ, trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ lớn thứ hai trên thế giới (sau Trung Quốc). Năm 2008, thương mại hai chiều giữa VN và Mỹ dự báo sẽ trên 12 tỉ USD.
Thứ ba, uy tín và “thương hiệu VN” đang ngày càng được củng cố trong sự nhìn nhận và lựa chọn của thế giới; thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang có những dấu hiệu rất tốt, đặc biệt kết quả thu hút FDI đạt mức kỷ lục chưa từng có trong lịch sử đất nước. Tổng FDI đăng ký 7 tháng đầu năm 2008 đạt 45,7 tỉ USD, gấp hơn 2 lần mức thu hút của cả năm 2007 và bằng hơn 80% tổng vốn FDI đăng ký từ năm 1988 đến 2005. Sự thay đổi về chất trong quá trình mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào VN đang thể hiện rõ qua việc xuất hiện ngày càng nhiều dự án FDI quy mô hàng chục tỉ USD, gia tăng các dự án phát triển công nghiệp phụ trợ và phát triển khu vực dịch vụ, nhất là dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao.
Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng có dấu hiệu gia tăng, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Chỉ riêng tháng 8-2008, Seabank đã chính thức bán 15% cổ phần cho một đối tác ngân hàng của Pháp; Techcombank đã nâng tỉ lệ sở hữu của HSBC tại ngân hàng lên 20%; VPBank cũng bán lại 15% cổ phần cho Ngân hàng OCBC của Singapore và sẽ đề nghị Chính phủ cho phép bán tiếp 5% vốn... Tỉ trọng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đang tăng dần và chiếm khoảng trên 20% thị phần thị trường chứng khoán VN.
Môi trường đầu tư hấp dẫn
Tổ chức tư vấn nổi tiếng thế giới AT Kearney và tập san Ngoại giao của Mỹ công bố chỉ số toàn cầu hóa (Globalisation Index 2007), trong đó VN xếp thứ 48 trong số 72 nước trong danh sách đang được xét đến, trên cả các nước láng giềng như Thái Lan (thứ 53) và Indonesia (thứ 69). Cụ thể, VN đứng thứ 10 về lĩnh vực thương mại, thứ 15 về lượng kiều hối, thứ 19 về tốc độ phát triển kinh tế và hội nhập, thứ 33 về đầu tư trực tiếp nước ngoài... Tổ chức Phát triển và Thương mại Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) trong báo cáo cuối năm 2007 đã xếp VN trong top 10 nước được các công ty đa quốc gia vào đầu tư giai đoạn 2007-2009, chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga và Brazil. Tổ chức Tư vấn và Kiểm toán thế giới PriceWaterHouseCoopers xếp VN đứng đầu trong số 20 nền kinh tế đang lên và có sức hấp dẫn cao với các nhà đầu tư vào ngành sản xuất, trong đó có công nghiệp phụ trợ. Ngân hàng Thế giới cũng đưa VN lên nhiều bậc trong báo cáo về môi trường thương mại và kinh doanh.
Ngoài ra, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư, ngân hàng và tín dụng quốc tế, công ty đa quốc gia đều khá thành công trong năm vừa qua, cả về tài chính cũng như củng cố vị trí tại VN. Các nhà đầu tư nước ngoài dường như đã bước sang giai đoạn tăng tốc chiếm lĩnh thị trường VN. Báo Singapore Business Time đã xếp VN đứng thứ 2 trong việc thu hút đầu tư của Singapore ra nước ngoài. Đặc biệt, “VN là một đất nước của tương lai. VN có tiềm lực phát triển phi thường xứng đáng với quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài” như sự khẳng định của Tổng thống Thụy Sĩ trong chuyến thăm VN đầu tháng 8-2008.

(Theo DCS)

  • Hàng hóa giảm theo tỷ giá
  • 10 điểm chính kinh tế 8 tháng năm 2008
  • Hai kịch bản cho mục tiêu tăng trưởng 2009
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2008 tăng 1,56%
  • Tín hiệu ổn định kinh tế vĩ mô
  • Kinh tế tháng 8 tiếp tục phát triển ổn định
  • VN là mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu
  • Tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 8 lại nhích lên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi