“Kích cầu tiêu dùng nội địa thực sự được kỳ vọng rất nhiều… Vấn đề là thiết kế như thế nào để phát huy được tiềm năng”, bà Phạm Chi Lan nói.
![]() |
Thưa bà, đâu là nơi bắt đầu chưa được bao nhiêu?
Sức tác động vào nông thôn vẫn còn mờ nhạt trong gói kích cầu. Tới tháng 10.2009, chương trình của bộ Công thương mới khởi động, riêng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã đưa ra chương trình, cách tiếp cận của bộ NN-PTNT là đúng nhưng giải pháp cho nông thôn còn thiếu, yếu quá, nông dân tiếp cận thị trường còn ít và một mình bộ NN-PTNT sẽ không thể lay chuyển.
Về chợ huyện, xã đúng vào lúc cuộc vận động ưu tiên dùng hàng Việt được công bố, nhưng thị trường nông thôn tồn tại khá nhiều hàng lạ, hàng không rõ nguồn gốc đang “ký sinh” trong những tiệm bán hàng nhỏ lẻ.
Từ lâu vấn đề này không ai quan tâm. Cách tốt nhất là làm sao giúp người mua bán nhỏ hiểu rằng phải nói “không” với hàng lạ, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng. Làm sao cho người mình hiểu rằng (dù không bắt buộc phải có chứng từ, hoá đơn đầu vào như các đơn vị khai thuế VAT) không tiếp tay tiêu thụ những loại hàng mà lẽ ra phải tịch thu, tiêu huỷ để tránh gây hại người tiêu dùng. Làm cho người bán nhỏ lẻ hiểu rằng họ đang bị lợi dụng để tiêu thụ hàng không có lợi cho người tiêu dùng. Phải nói với nhau dù bán nhỏ lẻ nhưng đó là một kênh phân phối, phải ủng hộ cho cái đúng, không nên tiếp tay cho hàng lạ, phải có trách nhiệm với người tiêu dùng. Ngược lại cũng phải nói, hàng nội dù đã làm ra hàng tốt, nhưng cũng có lỗi khi không quan tâm tới người mua bán nhỏ.
Có lẽ cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng chưa có cách để thấu hiểu lẫn nhau hoặc họ đang chờ một cơ hội hoành tráng?
Ở Lục Ngạn, tại phiên chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) về nông thôn, người tiêu dùng biết hàng nội cao giá hơn hàng lạ, nhưng vẫn mua. Qua nhiều phiên chợ, khi doanh nghiệp chủ động đến với mọi tầng lớp thì thực tế cũng chứng minh rằng trong lòng người mình hàng nội rất tốt. Khi hàng nội không chủ động đến với họ, trong sự chọn lựa vô tình hay cố ý, tâm lý sính ngoại có khi rơi vào một giới nào đó, số đông vẫn chuộng hàng nội. Sài Gòn Tiếp Thị đã từng tạo ra diễn đàn “chiến lược cho hàng nội”, nên mở website để mọi người, mọi lực lượng có thể đối thoại và thúc đẩy cho các doanh nghiệp đến với mọi tầng lớp. Ở các phiên chợ hàng Việt về nông thôn nên tổ chức đối thoại giữa người sản xuất – nhà phân phối, người tiêu dùng. Làm cho mọi người nghe được tiếng nói của nhau.
Thực tế cũng cho thấy, hàng nội có nhiều phẩm cấp, hàng giả, hàng kém phẩm chất, hàng lạ đội lốt hàng nội… nên sẽ khó đối thoại?
WTO có lý khi yêu cầu các quốc gia thành viên phải có kênh cho người tiêu dùng phân biệt và có đầu mối thực hiện hỏi đáp về tiêu chuẩn. Việt Nam cũng có bộ tiêu chuẩn nhưng chỉ nhằm tạo sức ép chứ chưa thành lý lẽ để người tiêu dùng tự bảo vệ mình. Chúng ta có hội bảo vệ người tiêu dùng nhưng hội như núp bóng Nhà nước, người tiêu dùng vẫn phải tự bảo vệ hoặc tự chọn hàng hoá theo kênh xã hội. Thực tế có nhiều loại hàng với phẩm cấp khác nhau, nhưng cứ nhìn các “phiên chợ hàng Việt về nông thôn” do trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), câu lạc bộ HVNCLC và tờ báo của các bạn tổ chức sẽ thấy bao giờ khả năng bán cũng tốt hơn. Trong khi đó, có nhiều doanh nghiệp ôm nhiều giải thưởng, danh hiệu khác nhau nhưng không có đỉnh cao, “kênh xã hội” đánh giá không tốt lắm. Người tiêu dùng được thông tin tốt hơn sẽ tự bảo vệ mình và chắc chắn lòng tin của họ sẽ đặt vào những sản phẩm tốt nhất.
Thực tế có hai xu hướng: “hội chứng gà gáy”, tức là nơi nào cũng tổ chức bán hàng về nông thôn, bất kể hàng lạ đội lốt nội hoặc cứ chờ đợi coi trung ương bảo gì làm nấy?
Cuộc vận động ưu tiên dùng hàng Việt nhắm vào ý thức pháp lý, quy chuẩn xã hội, tuy chưa thành luật nhưng phải trở thành quy ước, quy tắc hành động chung khi nói đến tiêu chuẩn đạo đức của người bán hàng và chất lượng hàng hoá được xã hội thừa nhận. Cùng là người tiêu dùng không thể người này được phục vụ bằng những sản phẩm an toàn còn người kia “đồ” gì cũng được. Phải có bộ lọc, chương trình HVNCLC do người tiêu dùng bình chọn vận hành theo cách người tiêu dùng giám định, xã hội lựa chọn, cách đó làm sinh động hoá xã hội dân sự. Sự vận hành này cần cho tất cả hàng hoá.
Trung ương đã bật đèn xanh mà vẫn chờ – xin ý kiến, thấy tín hiệu mà chờ thì chờ tới bao giờ. Đội hình đưa hàng về nông thôn do BSA và Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức, tôi nghĩ trong tất cả hành động chung không phải chỉ để mua – bán hàng về nông thôn mà cái đáng quý của đội hình này là biết tận dụng năng lực, trí tuệ của nhau. Thử hình dung con đường gốm sứ ở Hà Nội, thành phố lúng túng khi huy động tiền để làm con đường này. Nhưng nếu chúng ta kêu gọi những địa phương có lịch sử ngành gốm sứ, mỗi tỉnh chừng 50m để họ tạo những bức tranh quảng bá hình ảnh địa phương, lịch sử gốm sứ hoặc tạo hình ảnh 54 dân tộc anh em… bằng gốm sứ mà không phải nhập gốm sứ từ các nước khác, sẽ để lại trong lòng biết bao điều hay.
Nên thiết kế như thế nào để mọi lực lượng tâm huyết ngồi chung?
Đó là cái khó, nhưng có thể làm được. Mới đây thôi các doanh nghiệp HVNCLC tổ chức ngày hội hàng Việt xuất khẩu qua Campuchia tại Tịnh Biên để giới thiệu và kết nối doanh nhân Việt Nam – Campuchia, triển khai mô hình biên mậu từ khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên. Từ những lần hội chợ HVNCLC ở Campuchia, tôi nghĩ các doanh nghiệp biết mình có thể làm gì, cái gì có thể làm mạnh lên, cái gì có thể đề nghị Chính phủ để có những điều kiệu tốt hơn khi đầu tư sang Campuchia. Doanh nghiệp đã từng bán hàng sang đó bằng nhiều cách khác nhau, họ sẽ có cách làm. Láng giềng gần mà không nghĩ tới thì làm sao chinh phục nơi xa hơn. Đừng cho đó là thị trường nhỏ. Dù là nhỏ mà không chinh phục được thì việc lớn còn khó hơn. Nhưng rõ ràng khi BSA khơi đúng suy nghĩ thì mọi người đã ngồi lại với nhau.
(Theo Hoàng Lan/SGTT)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com