Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Lê Đức Thúy: Sẽ sớm công bố báo cáo về ổn định tài chính

Sau hơn 8 năm làm Thống đốc NHNN, ông Lê Đức Thúy chuyển sang giữ chức Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Lần đầu kể từ khi Ủy ban thành lập và hoạt động, ông trao đổi với báo giới, và cho biết sẽ sớm công bố báo cáo về ổn định tài chính. 

Ông Lê Đức Thúy

Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ (TCTT) quốc gia vừa kiến nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện các chủ trương chính sách trong gói kích cầu thứ nhất, đồng thời đề xuất nên có gói kích cầu đệm khi gói thứ nhất kết thúc. Ông đánh giá thế nào về đề xuất này?

Nước nào cũng gặp khó khăn về ngân sách khi thực hiện kích thích kinh tế. Việt Nam cũng vậy, đang ở tình thế ngân sách chưa cân bằng, bội chi tăng, khó cân đối ngân sách và để lại những khoản nợ nhất định cho quốc gia.

Với gói kích cầu vừa qua, bội chi ngân sách có thể là 7 phần trăm. Nhưng với độ an toàn về nợ của Chính phủ và nợ quốc gia, trong một thời gian, chúng ta có thể đưa kinh tế trở lại đà tăng trưởng bình thường.

Dù là hệ thống nào thì đối tượng của sự giám sát vẫn là toàn thể thị trường TCTT, những dịch vụ của thị trường tài chính, gồm cả hoạt động chứng khoán và bảo hiểm. Ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh chứng khoán và ngược lại. Vì vậy, tổ chức, cơ quan nào giám sát không quan trọng bằng cơ chế giám sát cảnh báo sớm những rủi ro. - Ông Lê Đức Thúy.

Có ý kiến cho rằng nên để dòng tiền chảy tự do theo nhu cầu của nền kinh tế, trong khi ý kiến khác đòi kiểm soát để phòng ngừa tái lạm phát.

Có ý kiến bảo nới tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, ngược lại bảo để như hiện nay là hợp lý. Theo ông, sự trái chiều đó nói lên điều gì và hướng đi nào hợp lý nhất?

Về chính sách vĩ mô có những ý kiến trái chiều là bình thường. Tuy nhiên, với tôi, có những cái thuộc về cá nhân nhạy cảm trong điều hành tôi không thể tùy tiện nói theo quan điểm riêng trước khi được những người có trách nhiệm tiếp thu và chỉnh sửa.

Điều quan trọng nhất mà Ủy ban GSTC đang làm và sẽ thực hiện trong thời hậu suy thoái là gì?

Chúng tôi đang tập hợp dữ liệu về hoạt động của các định chế tài chính, nhằm trở thành trung tâm cung cấp thông tin độc lập và phân tích, đánh giá rủi ro cho hoạt động đó. Chúng tôi triển khai việc này cho đến nay tương đối tốt nhờ sự cộng tác của các bộ, ngành và định chế tài chính.

Chúng tôi đang xử lý và sẽ sớm đưa ra công bố một báo cáo về ổn định tài chính (cơ quan giám sát vĩ mô các nước thường đưa ra - PV). Hy vọng, báo cáo sẽ đáp ứng phần nào kỳ vọng về hoạt động của Ủy ban GSTC Quốc gia.

(Theo Khánh Huyền // Tienphong Online)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Địa phương cần thực tế khi thu hút các hãng hàng không
  • Cần đảm bảo an toàn khi xây nhà máy điện hạt nhân
  • Ông Nguyễn Trọng Hòa: "Mất mảng xanh vì... quản lý quy hoạch chưa chặt"
  • Việt Nam đã kiểm soát tốt tình trạng lạm phát
  • TS. Võ Trí Thành: Kinh tế Việt Nam 2010 - rủi ro và triển vọng ?
  • Chi chít thủy điện miền Trung: Trách nhiệm thuộc về địa phương?
  • Linh hoạt và thận trọng khi điều hành chính sách tiền tệ
  • Gói kích thích kinh tế tiếp theo nên như thế nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi