Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam đã kiểm soát tốt tình trạng lạm phát

Việt Nam đã và đang ứng phó tốt với cuộc khủng hoảng tài chính thế giới - nhận định này không chỉ được các nhà phân tích, chuyên gia kinh tế thế giới đưa ra trong thời gian gần đây, mà cả những nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng nhìn nhận như vậy. Tổng Giám đốc ZSV - Liên doanh giữa A-rập Xê-út và Công ty Mitsui (Nhật Bản) - Gioóc-giơ E.Kô-brô-si cho biết:

 

- Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế thế giới. Nhiều quốc gia phát triển đã phải chịu những tổn thất nặng nề. Ngành công nghiệp nhà thép tiền chế như chúng tôi cũng phải chịu xu hướng giảm cầu nhất định trong quý I-2009. Tuy nhiên, do có mạng lưới bán hàng rộng khắp trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thị trường xuất khẩu chiếm xấp xỉ 50% tổng doanh số nên chúng tôi vẫn duy trì mức tăng trưởng nhất định.

Về mặt quản lý, theo tôi, Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách rất tốt và hiệu quả làm giảm thiểu những ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu. Thực tế cho thấy, mặc dù tình hình chung không khả quan thì nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng. Do có những điều chỉnh phù hợp về chính sách tài chính và tiền tệ được áp dụng từ đầu năm, nền công nghiệp của Việt Nam đang bắt đầu tận dụng những lợi thế của gói kích cầu và khuyến khích đầu tư. Thêm vào đó, tôi cũng cho rằng những biện pháp của Chính phủ đã kiểm soát tốt tình trạng lạm phát, tăng tính thanh khoản của đồng Việt Nam giúp ổn định nền kinh tế. Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tôi tin tưởng rằng, trong một thời hạn dài hơn, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam sẽ khá hấp dẫn.

- Cụ thể như thế nào, theo ông?

- Các hoạt động kinh doanh đã bắt đầu sôi động trở lại vào quý II năm nay là một dấu hiệu chứng tỏ sự suy thoái đã qua. Có thể nói nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua đáy khủng hoảng và đang dần dần phục hồi. Trong tình hình đó, nhu cầu nhà thép ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng phần lớn do nhu cầu nội địa tăng. Về lâu dài, chúng ta có thể dự đoán Việt Nam như một điểm đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bởi các chính sách và luật đầu tư không ngừng được cải thiện.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy việc phát triển thêm sản phẩm mới là thép kết cấu và hệ dầm bụng rỗng - hai dòng sản phẩm đã giúp chúng tôi có vị thế vững chắc hơn để đối phó với khủng hoảng. Chính vì thế, Zamil Steel Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để phát triển thị phần của mình cho 2 dòng sản phẩm này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục nâng cao hiệu suất hoạt động và kế tục những ứng dụng tốt nhất của nền công nghiệp. Hiện tại, nhà máy sản xuất của chúng tôi đang áp dụng 5S - phương pháp tổ chức nơi làm việc hiệu quả có nguồn gốc từ Nhật Bản nhằm nâng cao hiệu suất làm việc, giảm lãng phí, cải tiến dây chuyền và hạn chế những bất hợp lý trong tiến trình sản xuất.

- Xin cảm ơn ông!

(Theo Thanh Hải // Hanoimoi Online)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • TS. Võ Trí Thành: Kinh tế Việt Nam 2010 - rủi ro và triển vọng ?
  • Chi chít thủy điện miền Trung: Trách nhiệm thuộc về địa phương?
  • Linh hoạt và thận trọng khi điều hành chính sách tiền tệ
  • Gói kích thích kinh tế tiếp theo nên như thế nào?
  • TS.Võ Trí Thành: “Quan trọng nhất vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô”
  • Bài học khủng hoảng
  • Tạo niềm tin cho người tiêu dùng
  • Tôi vẫn dùng hàng ngoại nếu…
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi