Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyên nghiệp hoá hoạt động xúc tiến đầu tư

Theo ông Nguyễn Thế Hưng, Phó giám đốc Trung tâm Đầu tư nước ngoài phía Nam (SFIC), để hoạt động xúc tiến đầu tư mang tính chuyên nghiệp và đạt hiệu quả hơn, cần sớm có quy định cụ thể hóa cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong công tác này.
 
Nhiều ý kiến cho rằng, tính liên kết trong hoạt động xúc tiến đầu tư giữa các địa phương ở khu vực phía Nam còn rất yếu. Ông nghĩ sao về điều đó?

Thực tế, không chỉ khu vực phía Nam mà dường như trên bình diện cả nước, chúng ta đang thiếu hẳn một chiến lược xúc tiến đầu tư lâu dài và ổn định. Chính điều này đã tạo nên sự lúng túng, chồng chéo trong việc xây dựng nội dung cũng như chương trình xúc tiến đầu tư, từ bộ, ngành đến các địa phương.

Công tác vận động xúc tiến đầu tư mới chỉ đóng góp một phần khiêm tốn vào kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài các năm qua. Đại bộ phận các dự án chủ yếu do các nhà đầu tư chủ động đề xuất và quyết định. Vai trò quản lý nhà nước trong xúc tiến đầu tư còn hạn chế và chưa được quy định rõ ràng, cụ thể.

Tuy nhiên, cũng phải công tâm thừa nhận rằng, hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng đi vào bài bản hơn. Cho đến nay, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã chiếm tỷ trọng gần 60% tổng vốn đầu tư thu hút được trong cả nước, đó là một con số đáng ghi nhận.

Trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình cạnh tranh thu hút đầu tư đang trở nên nóng bỏng giữa các quốc gia trong khu vực, thì tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầi tư đòi hỏi phải được đặt lên hàng đầu?

Ý thức được điều đó, vừa qua, SFIC đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cho 3 địa phương là Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh.

Sau chuyến công tác, đã có một số nhà đầu tư Hàn Quốc tìm đến 3 địa phương này để tìm hiểu tình hình thực tế, trong đó, một số nhà đầu tư đã cam kết đầu tư vào đây.

Theo tôi, đó là một tín hiệu khá lạc quan và cũng minh chứng một điều rằng, hoạt động xúc tiến đầu tư nếu có sự phối hợp giữa các địa phương trong từng khu vực, giữa địa phương và trung ương và giữa trong nước với ngoài nước, thì sẽ đạt được nhiều thành công hơn so với các hoạt động xúc tiến đầu tư riêng lẻ như trước đây.

Để hoạt động xúc tiến đầu tư có sự đồng nhất, tránh tình trạng mỗi nơi làm mỗi kiểu, theo ông, chúng ta cần bắt đầu từ đâu và làm như thế nào?

Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006, trong đó, những quy định liên quan đến hoạt động xúc tiến đầu tư quá cô đọng, dẫn đến nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện.

Theo tôi, cần phải sớm ban hành Nghị định của Chính phủ hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn về hoạt động xúc tiến đầu tư, nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác xúc tiến đầu tư và cụ thể hóa cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành và địa phương trong công tác này.

Nếu được như thế, công tác xúc tiến đầu tư sẽ mang tính chuyên nghiệp và đạt hiệu quả hơn.

Tại Nghị quyết số 13/2009/NQ-CP của Chính phủ, việc tổ chức các lớp tập huấn về xúc tiến đầu tư cho các địa phương đã được đặt ra, trở thành một yêu cầu tất yếu và thường xuyên trong hoạt động xúc tiến đầu tư?

Điều đó cho thấy, công tác đào tạo, tập huấn kỹ năng luôn đóng một vai trò then chốt trong hoạt động xúc tiến đầu tư. Trên tinh thần đó, từ ngày 24 đến 27/11/2009, SFIC sẽ tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác xúc tiến đầu tư cho cán bộ thuộc 22 tỉnh, thành phố phía Nam

Thông qua những nội dung chính của khóa tập huấn, như cập nhật tình hình thu hút đầu tư năm 2009, đặc biệt là sau đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu; qua đó đánh giá một cách toàn diện và chính xác những thách thức, khó khăn, đồng thời đưa ra những giải pháp phù hợp và hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư..., chúng tôi hy vọng rằng, các Sở Kế hoạch – Đầu tư, Ban quản lý Các khu công nghiệp, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tại 22 tỉnh, thành phố phía Nam, từ Ninh Thuận trở vào, sẽ rút ra được các bài học cần thiết và bổ ích, để việc thu hút đầu tư ở địa phương mình ngày một tốt hơn.

(Theo Ngô Ngãi // Báo đầu tư)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Dự luật Thuế nhà đất mới đạt được 1 trong 5 mục tiêu
  • Ba mũi nhọn cho phát triển công nghiệp phần mềm
  • Cần thêm gói kích cầu
  • Xuất khẩu cà phê niên vụ 2009 - 2010 : Dự báo quá yếu
  • Đại biểu Quốc hội lo chính sách tiền tệ… “phanh gấp”
  • “Tăng trưởng tín dụng cả năm có thể vượt 30%”
  • Đồ gỗ hướng đến thị phần trung và cao cấp của Nhật
  • Xuất khẩu 2009: "Có thể chỉ đạt 59 tỷ USD"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi