Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ba mũi nhọn cho phát triển công nghiệp phần mềm

Bên thềm Diễn đàn Công nghệ thông tin thế giới (Witfor 2009), phóng viên Báo Đầu tư đã trao đổi với ông Phạm Tấn Công, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa) xung quanh Đề án Tăng tốc sớm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về viễn thông và công nghệ thông tin vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.



Ông Phạm Tấn Công

Ông có nhận định thế nào về ngành công nghệ thông tin Việt Nam?

Trên thế giới hiện nay, một ngành công nghiệp được xem là mạnh khi có sản lượng cao, công nghệ cao, doanh thu ngành cao và quan trọng là có vị trí trên bản đồ toàn cầu. Hiểu theo khái niệm này, thì chúng ta chưa có một nền công nghệ thông tin mạnh, vì doanh thu của ngành còn thấp và công nghệ chưa cao. Tương quan với các ngành khác trong nước, công nghệ thông tin cũng chưa phải là ngành kinh tế mạnh. 

Vậy theo ông, làm thế nào để Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về viễn thông và công nghệ thông tin?

Muốn trở thành quốc gia mạnh về viễn thông và công nghệ thông tin, phải đảm bảo được một số tiêu chí như: quy mô ngành (quy mô về nhân lực, số lượng doanh nghiệp); doanh thu; trình độ công nghệ phải đạt mức trên trung bình của thế giới. Bên cạnh đó, phải tạo ra được những mũi nhọn cho việc phát triển ngành. Chẳng hạn, để có một ngành công nghiệp phần mềm mạnh, cần tạo được 3 mũi nhọn là công nghệ, một số doanh nghiệp hàng đầu và những địa bàn tập trung. Trong 3 mũi nhọn này, về công nghệ Việt Nam khó có thể chạy đua với các nước. Chúng ta chỉ có thể tập trung phát triển những doanh nghiệp mạnh, giống như “quả đấm thép” của ngành. 

Tuy nhiên, đối với ngành phần mềm, trong khảo sát mới đây của Vinasa, đa số các doanh nghiệp phần mềm có quy mô vốn nhỏ và có tuổi đời còn khá trẻ. Làm thế nào có được các doanh nghiệp mạnh trong thời gian ngắn?

Trên cơ sở kết quả của cuộc khảo sát này, chúng tôi sẽ cùng các hội viên và các chuyên gia quốc tế thảo luận, đưa ra những đề xuất, kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như Chính phủ để đưa ra “con đường” thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp phần mềm, nhằm tạo ra những doanh nghiệp phần mềm mạnh. 

Dự kiến, bản đề xuất này sẽ được trình vào cuối tháng 9/2009. Chúng tôi sẽ đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp (chính sách về phát triển nhân lực nhân lực, chính sách ưu đãi về thuế cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp hay chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong vấn đề mua bán, sáp nhập doanh nghiệp…).

(Theo Huyền Anh // Báo đầu tư )

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Cần thêm gói kích cầu
  • Xuất khẩu cà phê niên vụ 2009 - 2010 : Dự báo quá yếu
  • Đại biểu Quốc hội lo chính sách tiền tệ… “phanh gấp”
  • “Tăng trưởng tín dụng cả năm có thể vượt 30%”
  • Đồ gỗ hướng đến thị phần trung và cao cấp của Nhật
  • Xuất khẩu 2009: "Có thể chỉ đạt 59 tỷ USD"
  • Khả năng mất giá của đồng Việt Nam là rất nhỏ
  • Khai thác Bể than Sông Hồng : Chưa đánh giá được hiệu quả
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi