Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuộc vận động hành động vì hàng Việt

Hưởng ứng kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, một kết luận rất sát sườn với thị trường, kinh tế, tiêu dùng trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đã tham gia WTO, ba đơn vị là báo Sài Gòn Tiếp Thị, câu lạc bộ Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) đã cùng thiết kế chương trình “Tháng lễ hội hàng Việt Nam”

Nhân dịp này, Sài Gòn Tiếp Thị đã gặp gỡ bà Vũ Kim Hạnh, giám đốc BSA, chủ nhiệm câu lạc bộ Doanh nghiệp hàng Việt nam chất lượng cao, người đã cùng báo Sài Gòn Tiếp Thị suốt 13 năm qua tiến hành các hoạt động nâng sức cạnh tranh của hàng Việt, nâng cao niềm tin của người tiêu dùng với hàng nội.

Thưa bà, bà nghĩ như thế nào dưới góc độ là người đang tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại cho hàng Việt trên thị trường nội địa, trước kết luận “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị?

Cuộc vận động này có nhiều điểm mới và nổi bật hơn hết là thúc đẩy hành động. Theo tôi, kết luận của Bộ Chính trị có ba điểm nổi bật. Trước hết, đây là cuộc vận động lớn kêu gọi mọi thành phần xã hội tham gia ủng hộ hàng thương hiệu Việt Nam chứ không chỉ dành riêng cho người tiêu dùng, hay doanh nghiệp, hay Nhà nước… Ví dụ, mấy hôm nay, tôi trò chuyện với nhiều bạn trẻ thì các bạn thẳng thắn nói, nếu được trang bị kiến thức ngay từ nhà trường rằng tiêu dùng cũng là hành vi kinh tế, ảnh hưởng tới nền kinh tế và sức cạnh tranh của cả quốc gia về nhiều mặt thì các bạn dễ chia sẻ với chủ trương ưu tiên cho hàng nội hơn. Điểm kế tiếp, cuộc vận động đang xúc tác cho sự đối thoại, kết nối các bên, các thành tố của nền kinh tế có những hành động phối hợp hài hoà vì mục tiêu chung là ủng hộ hàng Việt (có điều kiện). Cuối cùng, kết luận của Bộ Chính trị cần phải được hiểu và thực hiện thật năng động và hiện đại thì mới có thể có tác động và ý nghĩa thực chất.

Đời sống thị trường biến động hàng ngày, cuộc cạnh tranh diễn biến hàng ngày, người tiêu dùng đối diện với biết bao thông số, tính toán khi lựa chọn mua sắm. Hô khẩu hiệu không ảnh hưởng được lựa chọn của họ đâu. Muốn họ ưu tiên dùng hàng nội mà không hiểu họ, không hiểu doanh nghiệp thì sẽ khó.

Nếu tính từ khi chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao ra đời, đến nay đã 13 năm, cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam vẫn liên tục, nhưng tại sao hàng nội cứ lao đao, chưa chiếm lĩnh được sân nhà?

Sau 13 năm, hình ảnh hàng Việt có chất lượng cao, đáng tin cậy và một tập hợp những thương hiệu dẫn đầu từng ngành thực sự được xác lập. Dù bền bỉ, miệt mài, Hàng Việt Nam chất lượng cao là một cuộc vận động của TP.HCM, thành uỷ, UBND thành phố dành nhiều tâm huyết chỉ đạo, đã kết nối với 15 tỉnh thành, trao danh hiệu cho gần 1.000 doanh nghiệp, xây dựng được một câu lạc bộ khá mạnh nhưng bối cảnh thị trường thế giới và của nước ta ngày càng phức tạp, đòi hỏi một cuộc vận động trên quy mô cấp quốc gia. Nhiều lần ban chủ nhiệm câu lạc bộ họp và cùng bày tỏ mong ước rằng, chương trình này được nâng thành chương trình vận động cấp quốc gia thì hiệu quả càng tốt hơn. Đến đầu năm 2009, điều đáng lạc quan là bộ Công thương lần đầu tiên đưa ra chương trình xúc tiến thương mại nội địa. Và bây giờ với kết luận này, tôi tin cuộc vận động người tiêu dùng tin cậy và chọn lựa hàng Việt đang đến cột mốc phát triển mạnh. Con đường đi của cuộc vận động cho hàng Việt có một cột mốc được ghi, năm 1997, chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao ở TP.HCM được Thành uỷ TP.HCM phát động chính thức với ông Trương Tấn Sang và nay ông cũng là người công bố kết luận của Bộ Chính trị.

Người dân xài hàng trong nước dựa trên các dấu chỉ về chất lượng. Ảnh: Lê Quang Nhật

Tháng lễ hội hàng Việt từ 19.8 – 19.9.2009 có rất nhiều hoạt động mang lại lợi ích cho nhà sản xuất, nhà kinh doanh, người tiêu dùng… nhưng sau tháng này thì sao, liệu đây có phải chỉ là đáp ứng nhanh với cuộc vận động?

Đưa ra chương trình Tháng lễ hội hàng Việt là một hành động hưởng ứng một chủ trương mà lâu nay, chúng tôi vẫn đeo đuổi thực hiện thường xuyên. Báo Sài Gòn Tiếp Thị, câu lạc bộ Hàng Việt Nam chất lượng cao và BSA luôn có năm mảng hoạt động liên tục: thứ nhất, chuỗi hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, mô hình xúc tiến thị trường nội địa cho doanh nghiệp Việt; thứ hai, hội thảo – huấn luyện giữa doanh nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm, kết nối tăng cường các cơ hội kinh doanh; ba là, hỗ trợ nông dân và nông thôn: hỗ trợ các địa phương tiêu thụ nông sản – Đưa công nghệ phẩm về phục vụ nông dân qua các chuyến “Hàng Việt về nông thôn” – Xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối hàng Việt ở nông thôn – Huấn luyện kiến thức thị trường cho nông dân. Thứ tư, là các hoạt động chăm sóc công nhân và cộng đồng như Phiên chợ vui công nhân – Chương trình truyền hình “Kết nối và sẻ chia” hàng tuần trên HTV9… Cuối cùng, các hoạt động nghiên cứu thị trường và thông tin cho doanh nghiệp.

Kết luận của Bộ Chính trị đã tạo cảm hứng và thúc đẩy ba tổ chức của chúng tôi xây dựng một loạt chương trình mới như diễn đàn đối thoại và kết nối người tiêu dùng với doanh nghiệp, ngày hội lớn kết nối doanh nghiệp để đưa ra những cam kết mới trước yêu cầu của người tiêu dùng và kết nối với nhà phân phối, các quỹ đầu tư, các ngân hàng cho những cơ hội hợp tác phát triển mới. Hơn 50% các chương trình tháng hành động này đã được chuẩn bị từ trước, nay được thêm sức từ cuộc vận động chung. Sau tháng hành động này, chúng tôi tin việc xây dựng và thực hiện chương trình còn lại của năm 2009 và chương trình mới năm 2010 càng sôi động và nhiều sức sống hơn nữa.

(Theo Bích Thuỷ thực hiện/SGTT)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Khó đạt tăng trưởng 3% kim ngạch xuất khẩu
  • TS. Võ Hùng Dũng: Giảm diện tích lúa ở ĐBSCL - Phải có lộ trình!
  • TS. Vũ Đình Ánh: Đã đến lúc đặt mục tiêu dài hạn cho xuất khẩu
  • Nhà máy Lọc dầu Dung Quất: “Cuối tháng 12 mới có thể bàn giao”
  • Chuyên gia HSBC: Đưa ra gói kích cầu thứ hai ở Việt Nam là không cấp thiết
  • VFA: "liên doanh để không cạnh tranh với gạo Việt Nam"
  • Để nông sản Việt Nam không bị rớt giá
  • Giấy thông hành cho “nhân viên quốc tế”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi