Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính hé mở dự thảo sửa đổi Nghị định 55 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu tại buổi họp báo do liên Bộ: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Công thương tổ chức sáng 15/7 công bố cơ chế điều hành kinh doanh xăng dầu.
Tại buổi họp báo, liên Bộ Tài chính-Công thương cho biết, liên Bộ sẽ tiếp tục điều hành giá theo định hướng cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời, sẽ trình Chính phủ hoàn chỉnh cơ chế kinh doanh xăng dầu thông qua việc sửa đổi Nghị định 55/2007/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu theo 3 nguyên tắc: doanh nghiệp được tự quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong phạm vị nhất định; hình thành Quỹ bình ổn giá nhằm bình ổn giá xăng dầu khi giá biến động vượt quá mức mà doanh nghiệp được tự quyết định điều chỉnh giá; Nhà nước sẽ can thiệp trong trường hợp đặc biệt (giá biến động, bất thường…) và có thông báo bằng văn bản.
Cũng trong buổi họp báo, trước thắc mắc của phóng viên về việc khi giá xăng dầu thế giới tăng các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối trong nước đề nghị tăng giá bán lẻ trong nước nhưng khi giá thế giới xuống lại không thấy doanh nghiệp nào đăng ký giảm giá, thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã thừa nhận “đúng là đến thời điểm này Bộ tài chính chưa nhận được công văn đăng ký giảm giá của bất kỳ doanh nghiệp nào”. “Tuy nhiên, nếu tình hình giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm đến 20/7, Bộ sẽ nhắc nhở doanh nghiệp phải giảm giá xăng.”-ông khẳng định. |
Có ý kiến cho rằng nếu tính theo công thức của Bộ Công thương (Bộ Thương mại cũ), các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không lỗ? Cơ cấu này có gì khác với cách tính của Bộ Tài chính, thưa ông?
Chúng ta tính giá xăng dầu về cơ cấu, khoản mục tác động đến giá thành thì như nhau nhưng ở mỗi thời điểm, mức trong cơ cấu hình thành khác nhau, cho nên không thể lấy giai đoạn trước để so với giai đoạn này hoặc ngược lại. Chẳng hạn, khi nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (cũ) Phan Thế Ruệ báo cáo Thủ tướng Chính phủ thì lúc đó giá nhập khác, tỉ giá khác (trên 15.000 đồng mỗi USD) mà đến thời điểm này tỉ giá đã là gần 18.000 đồng mỗi USD rồi thì riêng biến động về tỉ giá đã tác động vào cơ cấu giá thành.
Hơn nữa, chính sách điều tiết của Nhà nước ở mỗi giai đoạn khác nhau là khác nhau. Nhà nước phải áp dụng các giải pháp đồng bộ với giải pháp giá để khi giá thế giới tăng mạnh thì không thể tăng giá bán lẻ đột biến mà buộc phải giảm thuế nhập khẩu, chưa trích Quỹ bình ổn giá. Vì vậy, không thể giá thế giới lên bao nhiêu thì chúng ta tăng bấy nhiêu mà còn có yếu tố chính sách bình ổn giá, giảm tác động bất lợi đến kinh tế và xã hội.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Petrolimex lãi tới 200 tỷ đồng, ông có biết thông tin này?
Tôi biết và đã trực tiếp chất vấn Chủ tịch HĐQT Petrolimex. Doanh nghiệp này khẳng định đúng là kinh doanh xăng dầu trong 6 tháng đầu năm của họ không những không lỗ mà còn lãi 200 tỉ đồng.
Tuy nhiên hoạt động kinh doanh xăng dầu của Petrolimex gồm kinh doanh tạm nhập tái xuất và kinh doanh xăng dầu nội địa thì phần kinh doanh tạm nhập tái xuất lãi trên 392 tỉ đồng; kinh doanh nội địa lỗ trên 100 tỉ đồng, tính chung thì mới ra con số lãi 200 tỉ đồng từ hoạt động kinh doanh xăng dầu, chứ không phải từ hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nước.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã cho ra lò sản phẩm đầu tiên, sản phẩm tại đây sẽ chiếm phần lớn thị trường, thưa ông?
Chúng ta hy vọng nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ cho ra lò sản phẩm chiếm thị phần rất lớn, nhưng đó là con đường lâu dài để giảm sự phụ thuộc vào xăng dầu nhập khẩu, vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, thời gian vừa qua sản phẩm này mới chiếm trên 10% và dự kiến trong hai năm tới chiếm 39% thì chúng ta vẫn phải nhập khẩu xăng dầu của thế giới là chủ yếu và giá trong nước vẫn phải phụ thuộc vào giá trên thị trường thế giới. Ngay cả khi sản phẩm của chúng ta sản xuất ra thì sản phẩm đó cũng phải theo xu hướng giá thế giới.
Liên Bộ đang hoàn chỉnh cơ chế kinh doanh xăng dầu thông qua việc sửa đổi Nghị định 55/2007/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu theo 3 nguyên tắc, trong đó có nguyên tắc doanh nghiệp được tự quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong phạm vị nhất định. Xin ông nói rõ?
Theo dự thảo Nghị định 55 sửa đổi, trong trường hợp giá thế giới tăng làm giá vốn trong nươc tăng theo khoảng 20 ngày theo quy định thì chúng ta tiến hành xem xét điều chỉnh giá, kết hợp xử lý các biện pháp khác.
Nếu điều chỉnh giá trong phạm vi 10% thì doanh nghiệp được tự quyết định và gửi báo cáo về Bộ Tài Chính. Trong trường hợp điều chỉnh tăng, thời gian điều chỉnh giữa 2 lần là 20 ngày.
Nếu điều chỉnh giá từ 10% đến dưới 15% doanh nghiệp cũng có thể quyết định nhưng sẽ dùng quỹ bình ổn giá (khi có) để bình ổn.
Khi điều chỉnh ở mức trên 15% Nhà nước sẽ can thiệp, sử dụng các biện pháp bình ổn giá theo pháp lệnh bình ổn giá.
Từ |
(Theo Hương Thủy // Hanoimoi Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com