Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội chuẩn bị thu hút vốn FDI thời “hậu khủng hoảng”

 

Ngay sau khi kỳ họp 18, HĐND khóa XIII TP.Hà Nội kết thúc, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Thành phố đã dành riêng cho phóng viên Báo Đầu tư cuộc trao đổi về định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn.


Ông Nguyễn Thế Thảo

 Thưa ông, từ đầu năm đến nay, số dự án FDI được Thành phố cấp phép (mới và tăng vốn) giảm mạnh cả về số lượng lẫn tổng vốn đầu tư. Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Không chỉ Hà Nội mà tất cả các địa phương đều gặp khó khăn trong việc thu hút vốn FDI. Trong 6 tháng đầu năm nay, TP. Hà Nội đã cấp phép cho 150 dự án, với tổng vốn đăng ký 172 triệu USD, bằng 94% về số dự án và chỉ bằng 15% vốn đầu tư đăng ký của cùng kỳ năm 2008. Vốn đầu tư thực hiện ước đạt 250 triệu USD, giảm 23%. 

Hà Nội đã có sự chuẩn bị như thế nào để thu hút vốn FDI khi kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục?

Ngay từ bây gìờ TP Hà Nội đã có kế hoạch chuẩn bị để khi tình hình kinh tế sáng sủa hơn sẽ tăng cường thu hút FDI. Trước tiên về quy hoạch, Hà Nội đang khẩn trương hoàn thành quy hoạch chung để phân vùng các khu công nghệ cao, quy hoạch hợp lý các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, Thành phố cũng phải chuẩn bị tốt hệ thống cơ sở hạ tầng...

Các nhà đầu tư nước ngoài đang đặc biệt quan tâm tới 2 vấn đề là đất đai và giải phóng mặt bằng. Để chuẩn bị quỹ đất cho các khu công nghệ cao, thu hút nhiều dự án đầu tư, Thành phố cũng đã có chính sách về đền bù cụ thể để khi nhà đầu tư vào sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng n hanh chóng.

Chính phủ đã có những quy định cụ thể về nghĩa vụ đóng góp, song trong phạm vi quyền hạn mà Chính phủ cho phép đối với các địa phương, thì TP. Hà Nội sẽ tích cực hỗ trợ cho nhà đầu tư. Thêm vào đó, Hà Nội cũng sẽ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, làm sao để việc xử lý những thủ tục này nhanh nhất và thuận tiện nhất cho nhà đầu tư. 

So với các địa phương khác như TP.HCM, Bình Dương, Đà Nẵng, thì Hà Nội cần có những động thái gì để cạnh tranh thu hút đầu tư? 

Tôi không nghĩ Hà Nội bị sức ép phải cạnh tranh với các địa phương trong thu hút vốn FDI, bởi Hà Nội đã có nhiều lợi thế để không phải cạnh tranh rồi, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao. Vấn đề còn lại là, làm sao thực hiện thật tốt các điều kiện đầu tư, thủ tục cho các nhà đầu tư.

Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm nay của Hà Nội ước tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó bộ phận doanh nghiệp FDI tăng thấp nhất, chỉ đạt 0,2%. Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế này lại giảm mạnh nhất, tới 18,5%. Hà Nội sẽ có chính sách hỗ trơ cụ thể nào với những doanh nghiệp FDI để họ vượt qua khó khăn, thưa ông?

Hà Nội hiện tại có nhiều doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi hiểu và đã mời họ lên làm việc nhằm giúp họ tháo gỡ khó khăn, duy trì và thúc đẩy sản xuất. Ví dụ như Công ty Canon gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động. Bây giờ làm thế nào để không ảnh hưởng đến năng suất lao động mà vẫn giữ được đội ngũ công nhân lành nghề để khi nền kinh tế phục hồi các co ng nhân tiếp tục gắn bó với công ty? Chúng tôi đã đề nghị giải pháp cho nghỉ việc luân phiên, chứ không cắt giảm hoàn toàn. 

Với các doanh nghiệp xuất khẩu, chúng tôi tư vấn cho họ về các giải pháp kích cầu, trong đó có phương án cho phép khách hàng trả chậm khi mua hàng của họ. Hoặc có những chính sách đình, hoãn nợ thuế cho họïï.

Vậy Hà Nội sẽ đặt ra mục tiêu cụ thể nào để thu hút vốn FDI trong 6 tháng cuối năm nay?

Tôi cho rằng, khó có thể xác định được mục tiêu thu hút vốn FDI trong 6 tháng cuối năm. Điều này cũng phụ thuộc nhiều vào mức độ hiệu quả của gói kích cầu. Bây giờ chưa thể đưa ra mục tiêu cụ thể được. Bằng quyết tâm và nhiều việc làm cụ thể, Hà Nội sẽ nỗ lực hết sức để thu hút vốn FDI một cách có hiệu quả nhất.

 

 

 

 

(Theo Hữu Tuấn // Báo đầu tư )

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Đa dạng hóa đồng tiền thanh toán: “Ngoại tệ đâu chỉ là USD!”
  • “Sẽ cố hết sức để không có “bong bóng” bất động sản”
  • Đưa đất công vào “khuôn phép”
  • Trò chơi trực tuyến: Sẽ có chính sách quản lý phù hợp hơn
  • Thị trường BĐS: Tổ chức giám sát mạnh để ngăn chặn giao dịch “ngầm”
  • Đầu tư ra nước ngoài: Làn sóng mới
  • Doanh nghiệp găm giữ USD phải tính toán lại
  • Thịt nhập khẩu - Cả người chăn nuôi lẫn người tiêu dùng đều... bị hại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi