Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường BĐS: Tổ chức giám sát mạnh để ngăn chặn giao dịch “ngầm”

Hàng trăm người vừa trở thành nạn nhân của Công ty cổ phần Sàn bất động sản Việt Nam. Ông Tống Văn Nga, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, đó chính là hệ quả của các hành vi “giao dịch ngầm” trong lĩnh vực bất động sản.



Ông Tống Văn Nga

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa bắt khẩn cấp ông Lê Hồng Bàng, Giám đốc Công ty cổphần Sàn bất động sản Việt Nam (số 7, ngõ 110, Trần Duy Hưng, Hà Nội) với hànhvi lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của khách hàng. Theo ông, có cách nàođể quản lý các công ty xâydựng và kinh doanh bất động sản, nhằm tránh những thiệt hại cho khách hàng và các nhà đầu tư thứ cấp?

Thực ra, Luật Kinh doanh Bất động sản mới ra đời được vài năm nay. Các sàn giao dịch bất động sản cũng mới ra đời khoảng hơn 1 năm trở lại đây. Trước đây, hầu hết là các giao dịch “ngầm”. Theo tôi, để ngăn chặn các giao dịch ngầm làm thiệt hại đến khách hàng, trước tiên, phải có tổ chức giám sát mạnh. Đối với các dự án, phải giám sát mạnh từ khâu quy hoạch đến khâu đầu tư. Đối với các sàn giao dịch, phải xét những tiêu chí theo quy định của pháp luật (đủ tiêu chí thì mới được kinh doanh).

Nghị định 23/2009/NĐ- CP của Chính phủ quy định, từ ngày 1/5/2009, các dự án kinh doanh bất động sản phải tiến hành giao dịch qua sàn bất động sản (được cấp phép). Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc giao dịch qua các sàn chính thức vẫn còn rất ít. Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Việc kinh doanh bất động sản qua sàn phải trải qua một quá trình. Hiện có rất nhiều ý kiến là ai được lập sàn. Có ý kiến cho rằng, người có hàng, thì có quyền lập sàn, nhưng cũng có ý kiến cho rằng, người không có hàng mà lập sàn thì tốt hơn. Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng tôi cho rằng, người có hàng phải được bán, còn người kinh doanh cũng có quyền kinh doanh, miễn là tuân thủ đúng quy định của pháp luật. 

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam có biện pháp gì để khắc phục tình trạng giao dịch ngầm, thưa ông?

Chúng tôi thường xuyên tổ chức các hội thảo cũng như thông tin đến các thành viên trong hiệp hội, các nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản tại Việt Nam về những diễn biến mới trên thị trường địa ốc. Tuy nhiên, có một thực tế là, việc kinh doanh bất động sản không chính thức thời gian qua đã mang lại mối lợi lớn cho các nhà đầu tư thứ cấp. Mặc dù biết là mạo hiểm, nhưng do tỷ suất lợi nhuận quá cao, họ đã bất chấp tất cả. Từ ngày 20/9 đến 24/9/2009, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam sẽ tổ chức Triển lãm Quốc tế Bất động sản Việt Nam 2009 tại TP.HCM. 

Trong khuôn khổ Triển lãm, chúng tôi sẽ tổ chức các hội thảo chuyên đề để lắng nghe ý kiến của những người có liên quan và sẽ kiến nghị lên các cơ quan chức năng để chấn chỉnh vấn đề này. Tôi hy vọng rằng, qua những sự kiện này, người có nhu cầu sẽ tìm đến dự án đích thực, tìm đến những sàn giao dịch bất động sản làm ăn chân chính, có uy tín, tiến tới công khai hoá, minh bạch hóa thị trường bất động sản, loại trừ dần những hiện tượng tiêu cực, làm ăn phi pháp trong lĩnh vực này.

(Theo Quang Hưng // Báo đầu tư )

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Đầu tư ra nước ngoài: Làn sóng mới
  • Doanh nghiệp găm giữ USD phải tính toán lại
  • Thịt nhập khẩu - Cả người chăn nuôi lẫn người tiêu dùng đều... bị hại
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nên hợp tác hơn nữa
  • “Ngăn sông làm thuỷ điện” Hy sinh môi trường để lấy năng lượng?
  • Để kích cầu tạo sự phục hồi vững chắc cho kinh tế: Cần làm tốt dự báo lạm phát
  • Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: Vẫn lạc quan về FDI
  • Ngoại hối: Bài toán khó giải của cả nền kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi