Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiểm tra hải quan hàng chuyển phát nhanh sẽ nhanh hơn

Ông Lê Kiên Trung, Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM. - tinkinhte.com
Ông Lê Kiên Trung, Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM. Ảnh: Minh Tâm

Việc kiểm tra hải quan đối với hàng hóa chuyển phát nhanh tại TPHCM dự kiến sẽ có sửa đổi theo hướng giải phóng hàng hóa nhanh chóng hơn. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi thêm với ông Lê Kiên Trung, Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM, về kế hoạch này.

- TBKTSG Online: Được biết, Cục Hải quan TPHCM đang xây dựng đề án thành lập địa điểm chuyển phát nhanh, kiểm tra hàng hóa tập trung. Mục tiêu, nội dung của đề án này là gì, thưa ông?

Ông Lê Kiên Trung: Cục Hải quan TPHCM đã trao đổi với Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan về phương án xây dựng một địa điểm chuyển phát nhanh, kiểm tra hàng hóa tập trung. Mục tiêu là đưa hoạt động này trở nên bài bản, đạt chuẩn quốc tế, vì trong xu hướng phát triển, chuyển phát nhanh trở thành một loại hình xuất nhập khẩu với khối lượng hàng hóa tương đối lớn.

Hiện nay, công tác chuyển phát nhanh đang nằm rải rác trên khắp thành phố theo địa điểm, trụ sở của các công ty chuyển phát nhanh như DHL, Fedex... và mang tính chất manh mún, lẻ tẻ. Về công tác hải quan trong hoạt động này vẫn đang làm theo kiểu kiểm tra của bưu điện truyền thống, kiểm tra hàng hóa của hải quan sân bay chứ chưa phải là hàng hóa chuyển phát nhanh theo tiêu chuẩn thế giới. Ví dụ như làm việc theo giờ hành chính, phương tiện kiểm tra thủ công, đến cả quy trình giải phóng hàng nhanh cũng chưa có. Do đó, thời gian hoàn thành cũng chỉ như bưu kiện bình thường.

Với việc xây dựng địa điểm chuyển phát nhanh tập trung, đơn vị hải quan ở đây sẽ hoạt động với đặc thù riêng, hoạt động 24/24 giờ, căn cứ vào tình hình từng chuyến bay, từng lượng hàng hóa về, đảm bảo chuyển và phát hàng hóa theo yêu cầu quốc tế, tức là sau khi xuống máy bay khoảng 2 giờ thì hàng hóa phải được giải phóng.

Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ đầu tư và đưa vào sử dụng nhiều trang thiết bị hiện đại, để vừa đảm bảo công tác nhà nước về hải quan nhưng đồng thời đảm bảo tốc độ giải phóng hàng hóa dạng chuyển phát nhanh theo chuẩn quốc tế.

- Cho đến thời điểm này, tiến độ của đề án đã được thực hiện ra sao, thưa ông?

Hiện nay Cục Hải quan TPHCM vẫn đang xây dựng đề án. Sau khi xong sẽ báo cáo Tổng cục Hải quan cũng như Bộ Tài chính. Khi đã được phê chẩn thì sẽ thành quy định thống nhất.

Nếu mọi việc trơn tru, chúng tôi hy vọng từ nay đến cuối năm nay sẽ hoàn thành mọi thủ tục cần thiết.

- Thưa ông, nếu được xây dựng, địa điểm chuyển phát nhanh tập trung sẽ được bố trí ở đâu và có tổng kinh phí đầu tư là bao nhiêu?

Về mặt địa điểm, chúng tôi chưa có phương án cụ thể nhưng căn cứ thông lệ quốc tế và kinh nghiệm các nước thì chắc chắn nó sẽ ở địa bàn gần sân bay để thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm.

Tổng kinh phí đầu tư của công trình vẫn chưa tính là bao nhiêu.

- Xin cảm ơn ông!

(Theo Minh Tâm // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Đàm phán cam kết thương mại quốc tế: Làm sao thu hút doanh nghiệp tham gia?
  • Giá điện: “Chọn tăng thấp để xem sức chịu đựng thế nào”
  • Cước di động: Không có giá sàn, nhưng sẽ có giá thành
  • Sàn giao dịch hàng hóa: Nghèo về chuẩn, lỏng lẻo về pháp lý
  • Tiền Giang muốn thu hút đầu tư công nghiệp, dịch vụ
  • Thị trường tiền tệ dịp Tết ổn định
  • Cải thiện môi trường kinh doanh: Cần nhiều công sức
  • Đề xuất tăng giá điện 4,9%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi