Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lạc quan về hợp tác thương mại và đầu tư Việt - Đức

Thương mại Việt - Đức nhiều khả năng vẫn đạt kim ngạch 4 tỷ USD trong năm nay. Đó là khẳng định của Đại sứ CHLB Đức Rolf Schulze khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư.



Đại sứ CHLB Đức Rolf Schulze

Trong năm nay, kinh tế Việt Nam và Đức đều phải đương đầu với những tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đại sứ có thể cho biết, dự báo kim ngạch thương mại hai chiều có thể đạt 4 tỷ USD dựa trên cơ sở nào?

Trên thực tế, cả hai nền kinh tế đều chịu tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng và thương mại song phương Đức - Việt đã trải qua một giai đoạn khó khăn với sự suy giảm đáng kể xuất khẩu các sản phẩm hoá chất, máy móc, điện tử của Đức vào Việt Nam và các nông sản như cà phê, hạt tiêu của Việt Nam vào Đức. 

Tuy nhiên, tình hình đang có dấu hiệu cải thiện. Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 4 - 5% trong năm nay. Kinh tế Đức trong quý II/2009 đã đạt tốc độ tăng trưởng dương 0,3% và xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu sang Việt Nam, đã bắt đầu tăng trở lại. Nếu trong quý I/2009, xuất khẩu của Đức sang Việt Nam chỉ đạt 197 triệu euro, giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm trước, thì trong quý II đã đạt 281 triệu euro, tăng 42,5% so với quý I và tăng 30,9% so với cùng kỳ năm 2008.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu của Đức vào Việt Nam giảm 3,9% so với cùng kỳ. Trong khi xuất khẩu của Việt Nam nói chung giảm 10% trong nửa đầu năm 2009, thì xuất khẩu sang Đức (đạt trên 1,1 tỷ euro) chỉ giảm 2,3%.

Tình hình đang ngày càng sáng sủa hơn. Vì vậy, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu kim ngạch thương mại hai chiều có thể lại đạt 4 tỷ USD trong năm nay và tăng lên 5 - 6 tỷ USD trong năm tới, khi kinh tế thế giới hồi phục tốt hơn và có thêm nhiều dự án đầu tư của Đức tại Việt Nam được triển khai hoặc đi vào hoạt động. 

Bối cảnh kinh tế khó khăn trong năm nay đã tác động như thế nào tới các dự án đầu tư trực tiếp của Đức tại Việt Nam, thưa Đại sứ?

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm, Đức chỉ có 8 dự án đầu tư mới với quy mô nhỏ vào Việt Nam. Tuy đầu tư của Đức có phần chững lại do tác động của cuộc khủng hoảng, nhưng các dự án đã được cấp phép ở Việt Nam vẫn tiến triển thuận lợi và sự quan tâm của các doanh nghiệp (DN) Đức đối với Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng. 

Từ đầu năm đến nay, có hơn 20 phái đoàn DN Đức sang tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam. Mặc dù chịu tác động của khủng hoảng kinh tế, nhưng trong mắt của các DN Đức, Việt Nam vẫn là một trong những địa chỉ đầu tư hấp dẫn nhất tại châu á. 

Các dự án FDI quy mô lớn của Đức, như Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất linh kiện ô tô của Tập đoàn Robert Bosch ở Đồng Nai, Nhà máy sản xuất thiết bị y tế của B.Braun tại Hà Nội..., đều đang triển khai khá thuận lợi. Nhân đây, tôi cũng vui mừng thông báo rằng, Tập đoàn Metro Cash & Carry, dự án đầu tư lớn nhất của Đức tại Việt Nam, vừa được cấp phép mở thêm 3 siêu thị Metro mới, bên cạnh 10 siêu thị hiện có. 

Ngài có cho rằng, tiến độ Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 tại TP.HCM, một dự án được hy vọng là cú hích kéo theo nhiều dự án đầu tư mới của Đức vào Việt Nam, đang chậm?

Tôi không nghĩ như vậy. ở bất cứ nước nào, những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn đều được cân nhắc rất cẩn trọng. Cho tới nay, các bên liên quan đã thống nhất về ngân sách và các nguồn tài chính cần thiết cho dự án này. 

Theo đó, tổng số tiền đầu tư của Dự án là 1,2 tỷ USD, trong đó số tiền tài trợ của Chính phủ Đức là 85 triệu euro, Ngân hàng KFW của Đức dự kiến sẽ cung cấp khoản vay trị giá 250 - 300 triệu USD, phần còn lại là vốn vay từ Ngân hàng Phát triển châu á (ADB) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).

Các bên đang tiến hành những đàm phán cuối cùng mang tính kỹ thuật về việc giải ngân và quản lý các gói tài chính khi Dự án đi vào triển khai. Hy vọng rằng, những đàm phán này có thể sớm kết thúc vào cuối năm nay để có thể tiến hành đấu thầu quốc tế trong năm 2010 và triển khai Dự án trong thời gian sớm nhất.

Tổng thống Đức đã gửi thư mời Chủ tịch nước Việt Nam thăm chính thức CHLB Đức. Tôi cho rằng, chuyến thăm cấp cao của Chủ tịch nước Việt Nam sang Đức và những chuyến thăm của chính khách Đức tới Việt Nam dự kiến diễn ra trong năm tới sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho dự án hợp tác quan trọng này.

(Theo Bình Châu // Báo đầu tư )

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • 4 năm thực hiện Luật Cạnh tranh : “DN vẫn... ngại kiện”
  • Niềm tin vào đồng nội tệ đang rất ổn định
  • Kỳ vọng gì từ thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt?
  • Mở “nút thắt” thị trường Nga
  • Làm gì để không rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”?
  • TS. Trần Du Lịch: “Bài toán lãi suất đang là vấn đề khó giải quyết nhất”
  • Điều cần làm hiện nay là tăng cường xuất khẩu
  • Doanh nghiệp Việt Nam vẫn yếu khâu bán hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi