Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp Việt Nam vẫn yếu khâu bán hàng

Theo Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ nhiệm CLB Hàng Việt Nam chất lượng cao, bên cạnh chất lượng, tiếp thị và phân phối, bán hàng cũng là khâu khá yếu của Việt Nam. Chương trình bán hàng về nông thôn cho thấy điều này.

Một số sản phẩm “Hàng Việt Nam chất lượng cao” của các công ty Dệt - May Việt Nam.  Ảnh: Phạm Yên

Các chương trình bán hàng về nông thôn thời gian qua được đánh giá mang hiệu quả khá tốt nhưng các doanh nghiệp dường như cũng chưa chú ý nhiều tới kỹ năng bán hàng cho các đối tượng này?

Thực ra, kỹ năng chính của người bán hàng chuyên nghiệp là hiểu khách hàng muốn gì, nhưng lâu nay, doanh nghiệp Việt Nam chưa có điều kiện, chuyên môn để làm việc này một cách căn cơ với nhiều lý do như không có tiền, không nhận thức rõ về nghiên cứu tâm lý, thị hiếu người tiêu dùng.

Thực tế, đây là chìa khóa để bán hàng thành công. Anh không biết người tiêu dùng muốn gì thì khó có hàng, mẫu mã, giá cả phù hợp để được chấp nhận.

Thứ hai, người bán hàng chuyên nghiệp phải biết chào hàng, tổ chức, định giá, đưa hàng đến người tiêu dùng, hệ thống hậu cần bán hàng hiệu quả.

Nhiều người cho rằng, việc đưa hàng Việt về nông thôn là giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho do yêu cầu ở khu vực này hạn chế?

Chúng ta thường nói "tiền nào của đó". Dệt Thành Công, may AB, Việt Thy… là những công ty có cửa hàng lớn ở đô thị, với giá áo thun cho người trẻ ít khi dưới 80.000 đồng/chiếc. Tuy nhiên, khi đưa hàng về nông thôn, các doanh nghiệp này đều phải lựa chọn mặt hàng phù hợp với thị trường.

Có đặc điểm là hàng đưa về nông thôn màu sắc phải sặc sỡ hơn, hoa văn rõ hơn. Những màu nền nã đưa về nông thôn bán không được. Họ không cần chất liệu cầu kỳ: đũi, nilon, cotton, nhưng phải chịu được phèn, chịu được nước sông ở nông thôn và mức giá người tiêu dùng chấp nhận được. Việc này, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu làm tốt.

Tôi thấy, các doanh nghiệp hiện đều quan niệm, trong bước đầu chiếm lĩnh lại thị trường nông thôn, nhiều khi không trông mong lãi nhiều, thậm chí chấp nhận bị lỗ và coi đó là chi phí tiếp thị, đầu tư... Tôi cho rằng, bán hàng về nông thôn mới là giai đoạn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ nhiệm CLB Hàng Việt Nam chất lượng cao. Ảnh: Phạm Tuyên

Trong việc đưa hàng Việt về nông thôn, có ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp đang yếu về phân phối. Bà đánh giá thế nào về ý kiến này?

Thực tế, về nông thôn mới biết, mạng lưới bán hàng của Việt Nam yếu. Hàng hóa của địa phương không phải nhiều. Ví dụ, Bắc Giang không xa Hà Nội nhưng có người bán hàng nói với chúng tôi, hầu hết hàng dệt may ở chợ huyện là hàng Trung Quốc, chỉ có một ít hàng từ chợ đầu mối Tân Bình, TPHCM đưa ra.

Hiện, nhiều doanh nghiệp như Bitis, Kinh đô… đầu tư không nhỏ cho việc đưa hàng về nông thôn. Nhưng, mạng lưới phân phối về vùng sâu, vùng xa còn yếu và phải cố gắng bền bỉ. Trong đó, quan trọng là doanh nghiệp phải liên kết với nhau để chiếm lĩnh thị trường nông thôn.

Một số doanh nghiệp cũng cho rằng, thị trường Campuchia khá tiềm năng và nhiều doanh nghiệp bắt đầu thâm nhập thị trường này. Ý kiến của bà thế nào?

Nghiên cứu về bán lẻ gần đây cho thấy, trong xếp hạng hàng Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc, hàng Việt Nam đứng thứ hai. Sau hàng loạt hỗ trợ, hàng Việt Nam chất lượng cao đã có vị trí trên thị trường...

Hiện nay, có hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Campuchia, nhưng chủ yếu là đầu tư hàng chế biến nông sản, hoặc hỗ trợ nông dân nuôi cá, trồng lúa, cao su, cà phê.

Hàng công nghiệp được kêu gọi đầu tư sang Campuchia để hưởng ưu đãi thuế quan nhưng doanh nghiệp của ta chưa đưa nhiều cơ sở sản xuất sang, chủ yếu là chi nhánh và văn phòng đại diện và đưa máy móc sang.

Nỗ lực tiếp cận xây dựng mạng lưới phân phối của hàng Việt tại Campuchia ngày càng rõ nét hơn. Ở đô thị lớn, thương hiệu hàng Việt được người Campuchia biết đến nhiều.

Xin cảm ơn bà.

(Theo Phạm Tuyên // Tienphong Online)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Không thể xuất khẩu đến 10 triệu tấn gạo
  • Chuyên gia HSBC: Gói kích cầu đã phát huy tác dụng
  • Không thể tách chức năng quản lý vốn ra khỏi đầu tư vốn
  • TS Vũ Đình Ánh: Kinh tế phục hồi - Giá cả có tăng đột biến ?
  • Chỉ xử phạt những trường hợp cố tình vi phạm
  • Chỉ tiêu xuất khẩu 2009: “Không nên chỉ quan tâm đến con số”
  • Dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM - Cần Thơ: “Cửa” vẫn mở cho tất cả nhà đầu tư
  • Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: khó đạt tăng trưởng 3% kim ngạch xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi