Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyên gia HSBC: Gói kích cầu đã phát huy tác dụng

Ông Robert Prior-Wandesforde, chuyên gia kinh tế phụ trách vùng Châu Á của HSBC

Ngân hàng HSBC vừa đưa ra báo cáo về kinh tế Việt Nam với những nhận định lạc quan ngoại trừ dự báo lạm phát có thể tăng. TBKTSG Online đã trao đổi thêm với ông Robert Prior-Wandesforde, chuyên gia kinh tế phụ trách vùng châu Á của HSBC, về các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thời gian tới.

TBKTSG Online: Ông đánh giá như thế nào về tác động của gói kích thích kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam?

Ông Robert Prior-Wandesforde: Tôi nghĩ gói kích thích kinh tế kết hợp giữa chính sách tài khóa, hỗ trợ lãi suất, và các biện pháp hỗ trợ thanh khoản mà Ngân hàng Nhà nước đang làm đã bắt đầu có tác dụng.

Chúng tôi đã nhìn thấy sự phục hồi từ ngành xây dựng với mức tăng trưởng đến 10% trong quí 2 năm nay. Gói hỗ trợ lãi suất cũng đã có tác dụng rõ ràng với hơn 25 tỉ đô la Mỹ đã được cho vay ra, dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt mức cao.

Các biện pháp miễn giảm thuế trong nửa đầu năm nay cũng nhận được sự phản hồi tích cực. Chúng tôi đã bắt đầu thấy kết quả của gói kích thích kinh tế này với việc tín dụng tăng mạnh, tăng trưởng GDP cao trong quí 2. Tuy nhiên, để có thể nhìn thấy những biện pháp đó tác động sâu hơn vào nền kinh tế, vẫn cần có thêm thời gian.

Như vậy, liệu khi gói hỗ trợ lãi suất kết thúc, nó sẽ gây tác động không tốt đến sự phục hồi của doanh nghiệp và nền kinh tế?

- Việc kết thúc chương trình hỗ trợ lãi suất không phải là một điều tồi tệ. Tôi nghĩ nó đã đạt được mục đích đề ra ban đầu với tăng trưởng tín dụng đã tăng mạnh như đề cập ở trên.

Tuy nhiên, điều đó cũng tiềm ẩn một mối lo ngại. Cần phải nhìn lại đầu năm 2008 khi tín dụng được bơm quá nhiều vào nền kinh tế gây gia tăng lạm phát, và mặt khác thâm hụt thương mại vào lúc đó cũng khá cao. Hy vọng Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước đã rút ra bài học kinh nghiệm và có biện pháp nhằm ngăn chặn vấn đề tương tự lặp lại trong năm nay. Và tin tốt đó là Chính phủ đang và sẽ có những quyết sách để ngăn chặn nguy cơ thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách. Các mức thâm hụt đó cần phải điều chỉnh thu hẹp so với mức hiện nay.  

Chính phủ hiện đang lấy ý kiến cho một gói kích cầu thứ 2 trong thời gian tới. Nhận định của ông thế nào?  

Theo quan điểm của tôi, không cần thiết phải có gói kích cầu thứ hai khi nền kinh tế đang trong quá trình hồi phục. Bước kế tiếp, theo tôi, để tiếp tục phục hồi và tăng trưởng là đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam dựa trên nền tảng là kinh tế toàn cầu đang từng bước hồi phục và đặc biệt khu vực châu Á đang cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu của các thị trường khác sẽ tăng dần lên trong thời gian tới.

Việt Nam là một nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu với sự đóng góp đến 70% GDP, vì vậy việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ là rất tốt cho sự tăng trưởng kinh tế.

(Theo Thủy Triều // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Không thể tách chức năng quản lý vốn ra khỏi đầu tư vốn
  • TS Vũ Đình Ánh: Kinh tế phục hồi - Giá cả có tăng đột biến ?
  • Chỉ xử phạt những trường hợp cố tình vi phạm
  • Chỉ tiêu xuất khẩu 2009: “Không nên chỉ quan tâm đến con số”
  • Dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM - Cần Thơ: “Cửa” vẫn mở cho tất cả nhà đầu tư
  • Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: khó đạt tăng trưởng 3% kim ngạch xuất khẩu
  • Tập trung ưu tiên các làng nghề trọng điểm
  • Thị trường trái phiếu đang ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi