Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không thể xuất khẩu đến 10 triệu tấn gạo

Xuất khẩu gạo năm nay tối đa cũng chỉ đạt 6 triệu tấn. Ảnh: Kinh Luân.

Trong tuần qua, một số phương tiện truyền thông trong nước dẫn lời các quan chức bộ ngành cho rằng năm nay Việt Nam có thể xuất khẩu 10 triệu tấn gạo. Ông Nguyễn Thọ Trí, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam nói đây là con số không thể có.  


Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi nhanh với ông Trí chung quanh chuyện xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay.


- TBKTSG Online: Thưa ông, một số tờ báo trong tuần qua có đăng thông tin mang tính dự báo rằng trong năm nay Việt Nam có thể xuất khẩu lên tới 10 triệu tấn gạo. Xin ông cho biết, liệu Việt Nam có đủ điều kiện xuất khẩu một khối lượng gạo lớn như vậy không?
 

- Ông Nguyễn Thọ Trí: Tôi khẳng định đây là con số phi lý, không bao giờ xảy ra. Có thể báo chí đã nhầm khi ai đó nói có 10 triệu tấn lúa hàng hóa dành cho xuất khẩu, lại ghi thành 10 triệu tấn gạo.


Trong định hướng xuất khẩu gạo hồi đầu năm của Chính phủ, xin nói ngay là chỉ mang tính định hướng chứ không phải chỉ tiêu bắt buộc, cả nước có thể xuất khoảng 4,5 đến 5 triệu tấn gạo; nhưng thực tế thì lượng gạo đã ký hợp đồng tính đến ngày 10-8 đạt 5,3 triệu tấn; trong đó, đã giao hàng được hơn 4,1 triệu tấn. Như vậy, xuất khẩu gạo chắc chắn đã đạt được số lượng theo định hướng của Chính phủ. Vấn đề còn lại là khả năng năm nay xuất thêm được bao nhiêu nữa thôi.


- Theo ông, liệu năm nay có thể xuất khẩu đạt 6 triệu tấn gạo như một số chuyên gia đã dự báo trong mấy ngày gần đây?

 
- Trong tình hình lúa hè thu năm nay ở ĐBSCL đang suôn sẻ, cùng với lượng lúa gạo từ Campuchia bán sang khá nhiều hiện nay thì dự báo có khả năng chúng ta đạt tối đa 6 triệu tấn gạo.   


Hồi đầu năm, chúng tôi dự đoán gạo Campuchia đưa sang Việt Nam năm nay chỉ xấp xỉ 1 triệu tấn nhưng thực tế thì lượng gạo đổ về quá nhanh, mới hết tháng 6 đã vượt 1 triệu tấn, do nhiều doanh nghiệp Campuchia chuyển hướng từ bán gạo cho Thái Lan, sang bán cho Việt Nam.


Tôi đọc báo, thấy có tin nói là Bộ Công Thương đề nghị xuất khẩu thêm 1 - 2 triệu tấn gạo, nhưng tôi hỏi Bộ Công Thương thì hoàn toàn không có đề nghị này.


- Gần đây nhiều cơ quan chức năng đưa ra dự báo nhu cầu gạo thế giới đang tăng, nhưng điều khó hiểu là giá gạo Việt Nam xuất khẩu lại giảm chứ không tăng. Xin ông giải thích rõ hơn về việc này?  


- Diễn biến của thị trường lúa gạo đang có lợi cho chúng ta, nhu cầu gạo trên thị trường thế giới vẫn ở mức cao trong thời gian tới, bởi nhiều nước châu Phi đang trong tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Liên hiệp quốc đã lên tiếng kêu gọi viện trợ từ các nước. Nếu tham gia viện trợ, các nước chắc chắn sẽ chọn gạo của Việt Nam do giá rẻ.


Tuy nhiên, do lượng hợp đồng đã ký của doanh nghiệp chúng ta quá lớn, hơn nữa nhu cầu gạo tăng cao nhưng do khủng hoảng kinh tế thế giới nên các nước chưa thể tiến hành viện trợ lương thực cho châu Phi.


Hiện tại, để giữ giá gạo xuất khẩu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam không cho đăng ký các hợp đồng ký dưới mức giá sàn mà hiệp hội công bố.


Nhằm tránh tình trạng giá lúa gạo giảm do thu hoạch rộ lúa hè thu, hôm 10-8 Hội đồng quản trị hiệp hội giao 21 công ty thành viên mua ngay trong tháng 8 này 400.000 tấn gạo (tương đương 800.000 tấn lúa), giá không dưới 3.800 đồng/kg lúa (bà con nông dân lời tối thiểu 30%). Nếu việc xuất khẩu vẫn chưa được cải thiện thì sẽ triển khai mua tiếp đợt 2.


- Xin cám ơn ông!

(Theo Hồng Văn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Chuyên gia HSBC: Gói kích cầu đã phát huy tác dụng
  • Không thể tách chức năng quản lý vốn ra khỏi đầu tư vốn
  • TS Vũ Đình Ánh: Kinh tế phục hồi - Giá cả có tăng đột biến ?
  • Chỉ xử phạt những trường hợp cố tình vi phạm
  • Chỉ tiêu xuất khẩu 2009: “Không nên chỉ quan tâm đến con số”
  • Dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM - Cần Thơ: “Cửa” vẫn mở cho tất cả nhà đầu tư
  • Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: khó đạt tăng trưởng 3% kim ngạch xuất khẩu
  • Tập trung ưu tiên các làng nghề trọng điểm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi