Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Nhật Bản sẵn sàng cấp thêm vốn vay cho 5 dự án tại Việt Nam”

Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ ký một hiệp định cho vay vốn ưu đãi ODA mới với Chính phủ Việt Nam vào khoảng cuối tháng 9 hoặc tháng 10 tới.



Ngài Mitsuo Sakaba

Nếu điều này trở thành hiện thực, tổng nguồn vốn ODA mà Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam sẽ đạt một con số kỷ lục, hơn 1,5 tỷ USD cho năm tài khóa 2009. Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ngài Mitsuo Sakaba trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về vấn đề này.

Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ cung cấp thêm cho Việt Nam một khoản vốn vay ưu đãi mới cho Việt Nam trong năm nay. Xin ông cho biết cụ thể về kế hoạch này?

Vào ngày 31/7/2009, tôi đã hứa với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc rằng, Chính phủ Nhật Bản sẵn sàng cấp thêm vốn vay cho 5 dự án tại Việt Nam, với tổng trị giá 64,9 tỷ yên, tức là khoảng 675 triệu USD. Năm dự án này sẽ tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong việc tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo, cũng như phát triển cơ sở hạ tầng đường sá và cầu ở các thôn, bản nghèo.

Hiện nay, chúng tôi đang cố gắng hoàn thành các loại hồ sơ tài liệu, để có thể sớm ký kết hiệp định cho vay các dự án này với Chính phủ Việt Nam. Hy vọng, việc ký kết sẽ diễn ra vào khoảng cuối tháng 9 hoặc sang tháng 10 năm nay. 

Ngoài ra, có khả năng, Chính phủ Nhật Bản sẽ cung cấp thêm một gói cho vay thứ ba cho 2 dự án khác ở Việt Nam trong năm nay. Đó là Dự án Hỗ trợ tài chính khẩn cấp và Chương trình Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo (PRSC). Cho tới nay, đã có nhiều nhà tài trợ quốc tế được mời tham gia Chương trình PRSC do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Do đó, Chính phủ Nhật Bản cũng đang cân nhắc việc tham gia PRSC ở Việt Nam. 

Hiện chúng tôi đang trao đổi với phía Việt Nam và hy vọng hai bên có thể ký kết hiệp định vào thời gian sớm nhất, có thể là vào tháng 10 tới. Tuy vậy, giá trị khoản vay này tới nay vẫn chưa được quyết định.

Nếu khoản cho vay thứ ba về hỗ trợ tài chính khẩn cấp được quyết định cho năm tài khóa 2009, nguồn vốn này sẽ được chi tiêu tại Việt Nam thông qua cơ chế nào?

Chính phủ Nhật Bản sẽ cung cấp tiền trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính. Các cơ quan này sẽ chi tiêu khoản vay này cho bất cứ mục đích gì, để cân đối nguồn ngân sách quốc gia. 
Cũng giống như nhiều quốc gia khác, Chính phủ Việt Nam đang phải chi tiêu một khoản lớn ngân sách cho các gói kích thích kinh tế, nhằm đưa quốc gia vượt ra khỏi tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. 

Trong khi đó, thu ngân sách giảm đáng kể với các biện pháp tài chính và tiền tệ như giảm và miễn thuế hay hỗ trợ lãi suất. Qua thời gian vừa rồi, Chính phủ Nhật Bản nhận thấy rằng, nền kinh tế của Việt Nam có khả năng phục hồi nhanh hơn nhiều nước khác trong khu vực, do đó có thể góp phần vào việc đưa nền kinh tế châu Á sớm đi vào hồi phục. 

Trên cơ sở đánh giá đó, Chính phủ Nhật Bản quyết định sẽ cung cấp một khoản hỗ trợ tài chính khẩn cấp, để giúp Chính phủ Việt Nam giảm bớt gánh nặng thâm hụt ngân sách. Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đã cung cấp những gói hỗ trợ tương tự cho Thái Lan, Indonesia, Mông Cổ và Philippines.

 

(Theo Liên Hương // Báo đầu tư )

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Thuế nhà đất: “Đánh cao sẽ bớt đầu cơ”
  • Thứ trưởng khẳng định kinh doanh xăng dầu “vẫn lỗ”
  • Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Trung Quốc?
  • "Kích cầu tiếp cũng không lo lạm phát cao"
  • Bà Phạm Chi Lan :Tổ chức cho người Việt chọn hàng Việt
  • Cơ cấu lại nền kinh tế, không thể làm trong một năm
  • Năm 2009: Xuất khẩu sẽ không đạt mục tiêu?
  • Dệt may chuẩn bị thế và lực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi