Trao đổi với DĐDN trước thềm năm mới 2010, ông Alain Cany - Chủ tịch EuroCham cho rằng, năm 2010 sẽ là một năm quan trọng vì VN sẽ dỡ bỏ các hạn chế cả về hình thức đầu tư và về giới hạn quyền sở hữu của nước ngoài trong các ngành dịch vụ đã cam kết trong WTO. Điều này sẽ đưa VN trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực.
Nhận định về nền kinh tế VN, ông Alain Cany cho rằng, tại VN trong vài tháng qua, sự phục hồi nhẹ của hầu hết các ngành công nghiệp cũng được ghi nhận: Tín dụng đã trở nên dễ tiếp cận, rẻ và luân chuyển dễ dàng hơn, thị trường chứng khoán đã tăng mạnh so với năm 2008. Điều này phần lớn là nhờ gói kích cầu kinh tế đầu tiên của Chính phủ, trong đó giảm 30% mức thuế suất thu nhập DN cho các DN NVV cho quý IV năm 2008 và cả năm 2009, và bằng cách cắt giảm 50% thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hoá và dịch vụ nhất định đến năm 2009. Kết quả là nền kinh tế VN sẽ tăng khoảng 5% năm 2009 và dự kiến sẽ tăng khoảng 6,5% vào năm 2010. Lạm phát được dự báo tương đối thấp trong cả hai năm này.
![]() |
Ông Alain Cany - Chủ tịch EuroCham |
- Với những nhận xét sáng sủa như vậy, cộng với việc năm 2010, VN sẽ tiếp tục mở cửa một số ngành hàng theo cam kết WTO, theo ông, điều đó sẽ có tác động như thế nào tới việc thu hút đầu tư FDI của VN ?
Một lần nữa chúng tôi đặc biệt tin tưởng rằng việc thực hiện đầy đủ và kịp thời các cam kết WTO của VN trong năm 2010 sẽ là một nhân tố cơ bản để VN thu hút dòng vốn FDI. Năm 2010 sẽ là một năm quan trọng vì VN sẽ dỡ bỏ các hạn chế cả về hình thức đầu tư và về giới hạn quyền sở hữu của nước ngoài trong các ngành dịch vụ đã cam kết. Thực hiện cam kết gia nhập WTO sẽ được xem như là một dấu hiệu của sự tin cậy từ nhà đầu tư nước ngoài. Nếu họ cảm thấy rằng các cam kết WTO được thực hiện đúng tiến độ, họ sẽ yên tâm hơn về sự ổn định khi đầu tư cũng như lợi nhuận đầu tư của họ.
Các nhà đầu tư đã mang một số lượng vốn rất lớn vào VN để kinh doanh, họ phải mất khoảng 3-6 tháng làm việc với sở KHĐT địa phương thì mới được chấp nhận. Sau đó đôi khi họ vẫn gặp phải những thủ tục rườm rà, hoặc những giải thích khác nhau về một quyết định của Chính phủ hay của một bộ nào đó. Đây là một vấn đề ở VN và tôi cho rằng Chính phủ cần quan tâm hơn. Việc thực hiện đầy đủ và kịp thời khi triển khai các cam kết WTO trên cả hai cấp tỉnh và quốc gia do đó sẽ là một khởi đầu tốt.
- Cuốn sách “Các vấn đề thương mại và kiến nghị” do EuroCham phát hành mới đây cho thấy mặc dù VN đã có nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư Châu Âu nói riêng. Xin ông cho biết VN cần phải cải thiện môi trường đầu tư như thế nào trong thời gian tới ?
Chúng tôi cho rằng, đường hướng đúng đắn của Chính phủ trong tình hình hiện nay là thúc đẩy thay đổi cơ cấu kinh tế sao cho có thể tăng năng suất và phát huy tối đa các tiềm năng tăng trưởng còn tiềm ẩn của quốc gia. Điều đó có nghĩa là tiếp tục quá trình cải cách trên tất cả các cấp, trước hết, cải cách vi mô. Chẳng hạn mở cửa ngành viễn thông, dược phẩm và bán lẻ để cạnh tranh với nước ngoài.
Thứ hai, cổ phần hoá các DN nhà nước và hơn nữa là giải quyết nạn tham nhũng và quan liêu. EuroCham tin tưởng rằng việc đẩy mạnh cải cách DN nhà nước, đặc biệt là cải cách các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh toàn bộ nền kinh tế.
Do đó chúng tôi khuyến nghị Chính phủ nên kêu gọi sự tham gia của khu vực tư nhân để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án trọng điểm đang thực hiện và đang bị trì hoãn. Nhu cầu vận chuyển container đang thách thức là công suất cảng, tình trạng các cảng quốc gia vẫn là một vấn đề hết sức quan trọng và là một trong những rủi ro có ảnh hưởng hạn chế nghiêm trọng về đầu tư trong tương lại nếu không được giải quyết toàn diện và cấp bách.
Cuối cùng, chúng tôi khuyến nghị Chính phủ VN thực hiện đầy đủ và kịp thời các cam kết WTO của VN. Trong những năm qua, VN đã hưởng lợi rất nhiều từ dòng vốn FDI. Tự do hoá các ngành dịch vụ chủ chốt đã tạo ra những cơ hội phát triển kinh doanh đầy hứa hẹn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực phân phối, ngân hàng và viễn thông. VN bây giờ cần phải cho cộng đồng quốc tế thấy được sự sẵn sàng tuân thủ các cam kết WTO của mình. Vì vậy, việc thực hiện đầy đủ và kịp thời các cam kết này sẽ là một yếu tố căn bản để VN thu hút nguồn vốn FDI. Năm 2010 sẽ là một năm quan trọng vì theo cam kết WTO của VN nhiều hạn chế (cả về hình thức đầu tư và quyền sở hữu nước ngoài) trong các ngành dịch vụ sẽ được dỡ bỏ.
- Trong tình hình hiện nay, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các DN VN cần chú trọng tới những vấn đề gì để đẩy mạnh phục hồi XK trong năm 2010 ?
Theo tôi, các DN xuất khẩu của VN thời gian tới nên tập trung cải thiện ở bốn lĩnh vực: Thứ nhất, kiến thức về nhu cầu của thị trường nước ngoài, Thứ hai, các hoạt động sau bán hàng và chăm sóc khách hàng, Thứ ba, nâng cao chất lượng sản phẩm của họ và chuyển dịch theo hướng chất lượng cao, Thứ tư là sự hiểu biết tốt hơn về chính sách thương mại và tài chính
Cụ thể hơn, các DN VN cần có nhiều kiến thức hơn về luật pháp quốc tế, hiểu biết nhiều hơn về thị trường nước ngoài cũng như khách hàng và cần linh hoạt hơn nếu được yêu cầu thay đổi. Họ cần biết rõ hơn các thị trường xuất khẩu cũng như nhu cầu của những khách hàng mua sản phẩm của họ.
Bên cạnh đó, các DN VN cũng cần linh hoạt hơn về quy hoạch và phát triển các lựa chọn thay thế. Họ phải hiểu rằng thị trường và khách hàng thay đổi rất nhanh chóng và cạnh tranh rất mạnh mẽ. Điều đó cũng có nghĩa, họ đã nhìn thấy cơ hội ở thị trường mới. Hiện nay, dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng là một khái niệm còn khá mới đối với nhiều nhà xuất khẩu VN, họ cần hiểu rằng một DN XK tốt, không chỉ đem lại một sản phẩm tốt, mà cần phải quan tâm đến khách hàng của họ khi có vấn đề với sản phẩm.
Điều đáng nói là hiện nay, nhiều nhà XK Việt vẫn xem giá rẻ như là nhân tố chủ yếu để khách hàng lựa chọn một sản phẩm. Tôi cho rằng đây là một nhận định sai, bởi hiện nay nhiều nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới và châu Âu mang lại lợi nhuận không bằng cách cung ứng các sản phẩm tại địa điểm đầu tiên, nhưng bằng cách cung ứng dịch vụ có chất lượng cao cho sản phẩm và quan tâm tới dịch vụ "sau bán hàng" nên họ đã thành công. Ngoài ra, các DN XK VN cũng nên tập trung vào đổi mới làm ra các sản phẩm cao cấp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tê.
Hiện nay, hàng XK của VN chủ yếú cạnh tranh bằng giá, mà ít chú ý đến chất lượng và tiêu chuẩn. Đây cũng là lý do vì sao các nhà XK Việt thường thấy khó để xâm nhập thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản... Đây là những thị trường mà các rào cản kỹ thuật được áp dụng rất nghiêm ngặt. Một lần nữa, tôi cho rằng tập trung vào các sản phẩm đơn giản và rẻ tiền không phải là lựa chọn cho VN ở thời điểm hiện nay. Các quốc gia đang phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Thái Lan đã thành công vì họ đã đầu tư để gia tăng giá trị hàng hoá xuất khẩu, chẳng hạn như điện tử....
Cuối cùng, tôi cho rằng các DN VN nên tham khảo và trang bị cho mình các kiến thức về thương mại quốc tế, các quy tắc của thương mại nước ngoài, điều này sẽ có ích cho họ trong việc cạnh tranh với các đối thủ . Các DN VN cần có suy nghĩ và hành động quốc tế ! Điều này đặc biệt đúng là liên quan đến hoạt động XK tài chính: nhiều DN XK VN chưa quan tâm đến các công cụ phái sinh và hoán đổi để đảm bảo lợi ích của họ và tránh thiệt hại khi tỷ giá hối đoái thay đổi. Hơn nữa, một số DN đang lưỡng lự sử dụng Eur, điều này thường làm giảm hiệu quả trong các giao dịch XK với Châu Âu.
- Xin cảm ơn ông !
Ông Ashok Sud - TGĐ Standard Chartered tại VN : Mở hơn với tài chính
Ông Thomas Grunzke - Unilever Vietnam : Vẫn thiếu hướng dẫn
Ông Claus Jepsen - TGĐ GlaxoSmithKline tại VN : Liên kết với bằng sáng chế
|
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com