Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia: Kinh tế vĩ mô chưa vững chắc

 Cơ sở cho tăng trưởng kinh tế, hiệu quả của gói kích cầu và nguy cơ lạm phát trong nửa cuối năm nay qua góc nhìn của Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, ông Bùi Bá Cường.

- Kinh tế chỉ tăng trưởng 3,9% trong 6 tháng đầu năm nay. Theo ông, đâu là cơ sở để đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% cho năm 2009?

Để cả năm đạt tăng trưởng 5% như Chính phủ đã trình Quốc hội thì 6 tháng còn lại phải tăng 5,9% so với 6 tháng cuối năm trước. Theo tôi, để đạt được mức tăng này cần tập trung kích thích khu vực xây dựng và nông nghiệp, nông thôn. Khu vực xây dựng ước tính sẽ tăng trưởng từ 10 -10,5%, kéo nền kinh tế đi lên. Trong khi đó, tăng trưởng của khu vực nông nghiệp, nông thôn đang bị thách thức. Trong 6 tháng đầu năm khu vực này chỉ tăng 1,25 - 1,3%, vì thế nếu muốn đạt được tốc độ tăng trưởng 2,5% của cả năm thì 6 tháng cuối  năm phải tăng đến 3,6%, tức gấp gần 3 lần 6 tháng đầu năm. Ngoài ra, cần tập trung vào kích thích tiêu dùng. Chỉ số tiêu dùng chưa đạt yêu cầu trong 6 tháng đầu năm.

- Đã có rất nhiều nhận xét khác nhau về hiệu quả của gói hỗ trợ lãi suất 4%. Quan điểm của ông?

Dư nợ cho vay của gói hỗ trợ lãi suất 4% từ 17 nghìn tỷ đồng cho đến thời điểm này là khoảng 347.000 tỷ đồng. Chúng tôi ước tính, trong số này khu vực nhà nước chiếm khoảng 15,5%, ngoài nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp, hộ gia đình) là 83%, các tổ chức khác khoảng 1%. Như vậy, gói hỗ trợ kích cầu chủ yếu rơi vào doanh nghiệp ngoài nhà nước và hộ gia đình. Chưa có con số thống kê đầy đủ, nhưng chúng tôi ước tính khoảng 1/3 của con số 347.000 tỷ đồng đi vào đầu tư, 2/3 đưa vào lưu động trong mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.

- Gần đây, một số chuyên gia trong nước và các tổ chức quốc tế đã bày tỏ băn khoăn về nguồn cho gói kích thích tài chính 8 tỷ USD, tương đương với 8,5% GDP. Ông bình luận như thế nào?
Ông Bùi Bá Cường - Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia.

Cho đến bây giờ, mọi người nghe đài, báo rồi, Chính phủ đang đề nghị đàm phán vay 2 tỷ USD của WB trong hai năm 2009 - 2010. Đây là một nguồn. Còn nguồn dự trữ ngoại hối của mình thì cũng có rất nhiều ý kiến nói rằng có lấy ở đấy ra hay không? Bây giờ vẫn chưa rõ lắm. Nhiều nhà kinh tế đã nói “trăm năm mới có khủng hoảng một lần vậy mà tại sao không lấy nguồn đó ra?” Rõ ràng là phải xem gói kích cầu có lấy từ nguồn đó ra hay không và lấy bao nhiêu. Còn chúng tôi chưa có con số cụ thể.

- Tháng 5 vừa rồi, Quốc hội đồng ý điều chỉnh những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chính trong năm nay mà chính Quốc hội đã thông qua vào tháng 12 năm ngoái. Điều này ảnh hưởng như thế nào tới công tác tính toán của Tổng cục Thống kê?

Rõ ràng là ảnh hưởng, chúng tôi phải lưu ý. Ví dụ thu ngân sách dự kiến là cỡ 390.000 tỷ đồng, có tính giá dầu thô là 70 USD/thùng. Đến bây giờ giá dầu cũng đã lên tới 70 USD/thùng, nhưng tính chung 6 tháng đầu năm, mức giá chỉ vào khoảng 40 - 50 USD/thùng. Đây là số của Bộ Tài chính cung cấp. Hiện nay, thu ngân sách phụ thuộc rất nhiều vào giá dầu thô cộng thêm miễn, giảm, hoãn, nợ thuế… Vì vậy, hụt thu ngân sách sẽ vào khoảng 30 - 60 ngàn tỷ đồng. Hơn nữa, vì tung ra gói kích cầu thứ hai nên mới tính đến bội chi 7%. Tóm lại là nhiều số liệu phải tính toán lại.

- Căn cứ trên mức cung tiền trong 6 tháng đầu năm nay, ông có thể nói như thế nào về nguy cơ lạm phát của năm 2009?

Chúng tôi vừa nhận được báo cáo của NHNN, theo đó, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 16 -17%. Phân tích con số này phải căn cứ vào kinh nghiệm 2 năm trước. Năm 2007 GDP mới tăng 14,7% thì M2 tăng lên 46% và tổng dư nợ 53%. Đến năm 2008 lạm phát, GDP tăng thực tế 29%, M2 xoay quanh con số 20% và con số dư nợ tín dụng là 25%. Điều này khiến NHNN thắt chặt chính sách tín dụng. Trong 6 tháng đầu năm nay, GDP tăng 12,4% thì dư nợ tín dụng tăng khoảng 16 - 17%.

Như vậy, tốc độ cung tiền đã vượt tốc độ tăng GDP. Tôi muốn lưu ý, thông thường cung tiền với GDP phải xoay quanh nhau nếu không nói là cung tiền phải thấp hơn tốc độ tăng GDP. Ở đây 6 tháng đầu năm tốc độ cung tiền đã cao hơn tốc độ tăng của GDP.

Theo tôi, nếu giữ được tốc độ M2 cả năm ở mức khoảng 20% và tăng trưởng tín dụng trong vòng dưới 30% thì tình hình lạm phát sẽ không quá xấu đi. Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, và nguy cơ tái lạm phát là có thật nếu như chúng ta không làm tốt chính sách tài chính, tiền tệ.

- Xin cảm ơn ông!

 

(Theo Vũ Minh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • VN – Thổ Nhĩ Kỳ: Phòng Thương mại tăng cường hỗ trợ DN
  • Vẫn cấp sổ đỏ sổ hồng khi chờ mẫu giấy mới
  • Tập trung giám sát triển khai gói kích cầu của Chính phủ
  • “Quản trị rủi ro là quan trọng nhất”
  • DN có thể được tự quyết điều chỉnh giá xăng dầu dưới 10%
  • Tiến sĩ Võ Trí Thành: FDI cần được xem xét nhiều góc độ
  • “Không thể dùng tập đoàn để điều tiết thị trường bất động sản”
  • Kích cầu “không giống ai” để tránh bẫy thanh khoản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi