Trao đổi với báo chí trong sáng nay (25/11), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải về những quyết định mà Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra.
Thưa ông, việc thủ tướng sẽ yêu cầu TGD các tập đoàn bán lại ngoại tệ cho ngân hàng, có phải là kết hối không? Có thể lượng hóa được lượng ngoại tệ mà các Tập đoàn bán cho NH không?
Về chủ trương kết hối, tôi khẳng định là chưa có vì chúng ta vẫn duy trì lượng ngoại tệ đủ 12 tuần nhập khẩu cho đến đầu năm sau. Giải pháp kết hối là không cần thiết.
Ngân hàng Nhà nước không nói kết hối, nhưng yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước phải có trách nhiệm đối với quốc gia. Tối hôm qua (Thống đốc Ngân hàng đã có cuộc họp của Chính phủ với các bộ ngành) thảo luận cũng rất nhiều và sự can thiệp lần này là khá mạnh. Tất nhiên thị trường có một số bộ phận gặp rủi ro, đó là trách nhiệm của họ. Theo thống kê, trên tài khoản hiện nay của các tổ chức tín dụng là các tổ chức và doanh nghiệp có khoảng 10,3 tỷ. Số này so với đầu năm không tăng.
Thưa ông, tại sao Ngân hàng Nhà nước không chọn giải pháp nới biên độ tỷ giá cao hơn mà lại hạ xuống, trong khi lại tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng? Động thái này có phải là mất giá đồng tiền Việt Nam?
Câu nguyên văn của việc điều chỉnh tỷ giá là điều hành tỷ giá linh hoạt, có sự quản lý Nhà nước và bao giờ cũng đưa ra trong mối tương quan giữa lãi suất, nhập siêu, cán cân thanh toán, chỉ số giá… Có người hỏi tuyên bố phá giá phải 100% mới là phá giá. Chúng ta cũng lấy kinh nghiệm lâu nay của các nước và Thủ tướng cũng đã giao cho NHNN là không bao giờ được phá giá VND mà chỉ điều chỉnh linh hoạt, có sự quản lý của Nhà nước.
Thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh, những điều chỉnh chính sách tiền tệ có xem xét đến thị trường này?
Thị trường chứng khoán mấy hôm nay giảm liên tục, thị trường có sự dịch chuyển là tất yếu. Mỗi một thị trường đều có chính sách giải pháp riêng, không thể chỉ căn cứ vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng của ngân hàng được.
Mục tiêu tín dụng của Việt Nam và các quốc gia tạo ra công ăn việc làm mới, tăng thu nhập cho xã hội chứ không thể phục vụ riêng thị trường nào cả. Trong các hoạt động kinh tế phải hài hòa các thị trường.
Tăng lãi suất cơ bản ảnh hưởng đến nền kinh tế không thưa Thống đốc?
Với nền kinh tế, phải theo dõi mấy năm trước chứ không thể cắt ngang đoạn bây giờ để nói. Năm 2005, kinh tế Việt Nam rất tốt, lãi suất cho vay cao nhất là 15,6%; lãi suất bình quân cho vay là 10,55; năm 2006, lãi suất cho vay cao nhất vẫn 15,6%, lãi suất cho vay bình quân là 11,5%; 2007, lãi suất cho vay cao nhất 16,2%, cho vay bình quân 11,89%; đến nay nếu LSCB lên tới 8%, cho vay tối đa lên 12%, thì cũng không phải vấn đề gì khác thường.
Tối qua, ông Võ Hồng Phúc (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư) cũng cho biết việc điều chỉnh này không có ảnh hưởng gì đến sự tăng trưởng. Lãi suất cao hơn làm cho giá thành cao hơn một chút,
Về mặt lạm phát, lạm phát tháng 11 khoảng 0,5-0,6% nghĩa là sự kiểm soát lạm phát vẫn tương đối tốt. Việc tăng LSCB làm giá cấu cấu thành của doanh nghiệp tăng nhưng doanh nghiệp sẽ làm mọi cách để không tăng cao, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh đầu ra, sẽ tiết kiệm vốn, sử dụng hiệu quả nguyên liệu.
Có thể dừng hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đúng thời hạn 31/12/2009:
Theo ý kiến của các bộ trưởng tối hôm qua, Thủ tướng kết luận dừng chính sách hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đúng thời hạn 31/12/2009 vì nâng lãi suất cơ bản mà để hỗ trợ lãi suất thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Còn nếu Thủ tướng giữ nguyên hỗ trợ lãi suất sang quý sau thì không điều chỉnh lãi suất cơ bản. - Thống đốc NHNN cho biết.
(CafeF)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com