Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồng tiền chung BRIC và sự thay đổi hệ thống tiền tệ thế giới

BRICBRIC đang tiến tới sử dụng một đồng tiền chung và thiết lập liên minh tiền tệ, đe dọa tới vị thế của đồng USD và tương lai của kinh tế Mỹ.

Nói tới những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, không thể bỏ qua BRIC. Trung Quốc, Ấn Độ đang dần trở thành những mối lo ngại của những quốc gia phát triển như Mỹ và Nhật. Và BRIC đang lên một kế hoạch, có thể thay đổi nhanh chóng diện mạo của nhóm này cũng như thay đổi hoạt động thương mại của thế giới. Đó là tạo ra đồng tiền chung của nhóm BRIC.

BRIC ảnh hưởng tới thế giới như thế nào?

Đến cuối năm 2010, các quốc gia BRIC (chưa tính Nam Phi) chiếm khoảng 25% diện tích toàn cầu và 40% dân số thế giới.

GDP kết hợp của các quốc gia này trong năm 2010 lên tới 8.700 tỷ USD, chiếm 30% thăng trưởng kinh tế toàn cầu kể từ năm 2000, và chiếm 45% tăng trưởng kinh tế toàn cầu kể từ đầu cuộc khủng hoảng tài chính.

Goldman Sachs cho biết, các nền kinh tế BRIC có thể trở thành 4 trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2032.

BRIC đã đóng góp đến 60% thương mại giữa các nước có thu nhập thấp (LIC) và các nền kinh tế khác. Thương mại song phương giữa BRIC và LICs tăng khoảng 25% một năm trong thập kỷ qua.

Thương mại giữa BRIC và Liên minh châu Âu và Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các giao dịch thương mại toàn cầu 10 năm qua.

Bric

Đồng tiền chung BRIC và tương lai của hệ thống tiền tệ thế giới.

Mặc dù tăng trưởng thương mại nội bộ nhóm BRIC ngày càng gia tăng nhưng phần lớn các giao dịch vẫn được tính bằng USD nhiều hơn là các loại tiền tệ của các nước trong BRIC. Và kết quả là các nền kinh tế BRIC đã tích lũy được một lượng lớn dự trữ ngoại tệ bằng USD. BRIC nắm giữ 40 % dự trữ tiền tệ của thế giới, phần lớn trong số đó là dự trữ USD.

Trong những năm gần đây, các nền kinh tế BRIC đã quyết định chuyển dần từ việc sử dụng USD sang sử dụng các loại tiền tệ địa phương của các nước trong nhóm.

Tháng 11/2010, Nga và Trung Quốc đã đồng ý sử dụng đồng tiền của họ trong thương mại song phương. Tại hội nghị thượng đỉnh BRIC vào tháng 4/2010, các nhà lãnh đạo của 4 nền kinh tế BRIC đã đồng ý nghiên cứu cách sử dụng các đồng tiền của họ trong các giao dịch thương mại song phương.

Việc sử dụng 1 đồng tiền chung trong giao dịch nội bộ khối BRICS sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia này.

Đầu tiên, nó sẽ giúp các nước này đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ, không giới hạn chỉ sử dụng đồng USD. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, sự ổn định kinh tế của Mỹ đang bị đe dọa bởi tình trạng nợ công quá cao, Chính phủ đang bế tắc về vấn đề ngân sách, qua đó đe dọa vai trò dự trữ tiền tệ toàn cầu của đồng USD. Mặt khác, gói nới lỏng định lượng của Mỹ có thể gây ra lạm phát trong tương lai, làm xói mòn giá trị của các khoản dự trữ đồng USD.

Việc sử dụng các loại tiền tệ của BRICS trong thương mại xuyên biên giới sẽ giúp giảm chi phí giao dịch và chuyển đổi tỷ giá, thúc đẩy hơn nữa thương mại trong nội khối BRIC, dẫn đến tăng trưởng bền vững hơn.

Việc tăng cường sử dụng các loại tiền tệ địa phương trong thương mại nội khối BRIC sẽ giúp gia tăng ảnh hưởng của các nền kinh tế BRIC trong một thế giới đa cực và tạo ảnh hưởng đối với các cơ quan đa phương như IMF, Ngân hàng Thế giới và WTO. Hơn nữa, hoạt động này có thể là tiền thân của sự hình thành của một liên minh tiền tệ BRIC.

Dựa trên xu hướng hiện nay, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc có khả năng sẽ trở thành đồng tiền chung của BRIC. Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất thế giới với thặng dư tài khoản vãng lai lớn, thâm hụt ngân sách nhỏ, sự tăng trưởng mạnh mẽ và nợ công thấp.

BRIC cũng có thể thiết lập một liên minh tiền tệ, dẫn đến sự hình thành của một đồng tiền chung BRICS, giống như khối các nước sử dụng đồng tiền chung Euro hiện nay.

Cho dù BRIC sử dụng phương pháp nào để đi đến sử dụng đồng tiền chung thì nó cũng sẽ là một mối đe dọa lớn tới vị thế của đồng USD và đồng Euro. Hệ thống tiền tệ thế giới hiện nay với đồng USD chiếm vị trí quan trọng có thể sẽ thay đổi. Cùng với đó có thể là sự suy giảm vị thế của Mỹ và châu Âu và sự thống trị của BRIC trên toàn thế giới.
-----------------------------------
Tuyết Mai
Theo Chinadaily// DVT
 

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Vì sao giá vàng lại cứ cao?
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 20/04/2011
  • Đến hết quý II/2011: Lãi suất khó hạ nhiệt
  • Ngày 20/4, tỷ giá liên ngân hàng giảm xuống 20.728 đồng/USD
  • Hạn chế chức năng tiền tệ của vàng, cách nào?
  • Góc nhìn doanh nhân: Quản lý vàng tiền tệ - cần thiết và thận trọng
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 19/04/2011
  • USD ngân hàng tăng “nóng” hơn chợ đen
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!