Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồng USD trượt dốc trên thị trường giao dịch châu Á

Tại thị trường Tokyo phiên 21/4, đồng USD đã rơi vào tình trạng bán tháo, trong bối cảnh sắc xanh trên các sàn chứng khoán khiến nhà đầu tư hứng thú hơn với các tài sản rủi ro.

Trong phiên 21/4, đồng USD được giao dịch với giá thấp nhất trong vòng 31 tháng qua so với đồng won (1.080,5 won/USD), so với mức 1.082,2 won/USD phiên 20/4.

Đặc biệt, đồng tiền xanh cũng trượt xuống mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua so với đồng ringgit của Malaysia, được giao dịch với giá 3,0080 ringgit/USD, so với mức 3,0140 ringgit/USD phiên trước.

Đồng USD cũng mất giá so với đồng SGD của Singapore, giảm từ mức 1,2416 SGD/USD phiên 20/4 xuống 1,2368 SGD/USD.

Tohru Sasaki, chiến lược gia tại JPMorgan Chase Bank, nhận định đồng USD đang phải chịu sức ép bán tháo. Nhà đầu tư cũng muốn bán USD và yen để đưa tiền vào các tài sản rủi ro nhưng có lợi nhuận cao hơn. Phiên 21/4, đồng USD đi xuống so với cả yen và euro, được giao dịch với giá 82,23 yen/USD và 1,4568 USD/euro.

Trong năm 2010, đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi lên giá mạnh, do các nhà giao dịch nước ngoài nhận thấy đầu tư của họ ở đây sinh lời hơn tại phương Tây, nơi sức phục hồi kinh tế vẫn chậm và lãi suất thấp.

Luồng tiền lớn từ bên ngoài đổ vào khiến các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan, phải can thiệp vào thị trường ngoại hối để kiềm chế đà tăng của đồng nội tệ -nhân tố ảnh hưởng mạnh tới hoạt động xuất khẩu của các nước này.

Tâm lý lo ngại về nợ công của Mỹ (sau khi S&P cảnh báo có thể hạ mức xếp hạng tín dụng của cường quốc này) cũng tác động tiêu cực tới đồng tiền xanh. Mặc dù núi nợ công tại Eurozone vẫn là mối lo lớn đối với các nhà giao dịch, nhưng đồng euro vẫn lên giá mạnh so với đồng USD, do Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) nâng lãi suất.

Trong khi đó, khó có khả năng Mỹ sẽ sớm nâng lãi suất, khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuyên bố sẽ duy trì chính sách tiền tệ lỏng tới tháng 6/2011.

Phiên 21/4, đồng USD cũng mất giá so với các đồng tiền của Đài Loan, Indonesia, Philippines và Thái Lan./.

(TTXVN)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 21/04/2011
  • Ngày 21/4, tỷ giá liên ngân hàng giảm xuống 20.723 đồng/USD
  • Đồng tiền chung BRIC và sự thay đổi hệ thống tiền tệ thế giới
  • Vì sao giá vàng lại cứ cao?
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 20/04/2011
  • Đến hết quý II/2011: Lãi suất khó hạ nhiệt
  • Ngày 20/4, tỷ giá liên ngân hàng giảm xuống 20.728 đồng/USD
  • Hạn chế chức năng tiền tệ của vàng, cách nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!