Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hiệu ứng từ USD yếu

USD luôn được các quốc gia và người dân toàn cầu tin dùng, làm tài sản dự trữ, vì thế khi USD mất giá, câu hỏi đặt ra là tại sao USD mất dần giá trị và tác động của nó như thế nào?

Ngày 5/3/2009, chỉ số giá trị của USD so với 6 loại tiền tệ lớn khác là 89,11 - đạt mức cao nhất trong năm nay; tuy nhiên kể từ đó, tờ giấy bạc màu xanh này đều đặn mất dần giá trị. Tính đến ngày 20/10/2009, chỉ số USD xuống còn 75,24 - là mức thấp nhất trong hơn một năm qua. Điều này khó tạo nên sự sụp đổ hoàn toàn hoặc gây ra lo lắng quá mức vì tác động gây ra được xem xét khác nhau. Các nhà xuất khẩu Mỹ cảm thấy hạnh phúc khi USD yếu đi vì sản phẩm của Mỹ có tính cạnh tranh hơn ở nước ngoài. Tương tự, các nhà sản xuất hàng hóa nội địa sẽ hoan hô khi hàng nhập ngoại của đối thủ cạnh tranh có giá đắt hơn... Tuy vậy, sự giảm giá trị tiếp tục của USD cũng là cơ sở khiến xuất hiện nhiều lời phàn nàn lo lắng từ những nước như Trung Quốc và Nga vì họ đang có nhiều dự trữ bằng USD. Hành động áp thuế 2% của Brazil với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nội địa cũng là dấu hiệu cho thấy các nước khác đang trở nên lo ngại khi chứng kiến đồng tiền của mình tăng mạnh giá trị so với USD.

Cục Dự trữ liên bang-FED dường như sẽ nâng lãi suất từ mức gần bằng không lên cao hơn trong 12 tháng tới.

Giới đầu tư nước ngoài đã do dự trước sự thâm hụt ngân sách của Mỹ và cho rằng nó sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Thực tế là việc cầm cố tài sản thứ cấp và chi tiêu quá mức của các thế chế tài chính đã đẩy Mỹ và thế giới vào một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng đầu thế kỷ 20. Cuộc khủng hoảng này làm giảm lượng hàng nước Mỹ nhập từ bên ngoài vì người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng và phần nào giúp Mỹ bớt thâm hụt cán cân tài chính nhưng một hậu quả không mong muốn khác là nó làm USD suy yếu.

Cách giải thích đơn giản nhất cho sự suy giảm giá trị của USD là dựa vào sự không thích rủi ro. Vào thời điểm mà các tài sản khác không được coi trọng thì USD có xu hướng tăng giá trị còn khi sự rủi ro của các tài sản khác thấp thì USD mất giá. Từ tháng 3/2009, USD đã giảm dần đều và đây là giai đoạn cổ phiếu chứng khoán tăng liên tục thành hiện tượng. Các nhà đầu tư nội địa Mỹ có thể thu hồi vốn trong năm 2008 khi lo lắng về thị trường tài chính nhưng mùa hè 2009 họ lại chuyển tiền ra nước ngoài vì nhận thấy kinh tế toàn cầu đang hồi phục.

Nhưng dù cho không thích rủi ro, việc mô tả USD như một thiên đường an toàn có vẻ như không còn đáng tin cậy. Thực vậy, sự suy yếu của các nhân tố cơ bản của Mỹ đã làm sống lại những tính xấu lâu đời chống lại USD. Một số người nói đến thâm hụt ngân sách Mỹ, ước tính khoảng 13,5% tổng sản lượng nội địa - GDP năm 2009. Rất ít dấu hiệu cho thấy chính quyền của Tổng thống Obama có kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách và việc cải tổ hệ thống chăm sóc y tế sẽ càng làm bội chi ngân sách. Một động lực đơn giản khác có thể lý giải là cầu và cung. Năm ngoái, thị trường thiếu USD vì giới đầu tư cần USD nhằm đáp ứng nhu cầu, năm nay lại có tình trạng thừa, vì thế giá trị của chúng bị giảm.

Thật khó để xem chính quyền Mỹ có thể làm gì nhằm tăng giá trị USD nếu họ muốn vậy. Trái phiếu có lãi suất thấp chỉ góp phần chút ít hỗ trợ cho giá trị USD. Cục Dự trữ liên bang-FED dường như sẽ nâng lãi suất từ mức gần bằng không lên cao hơn trong 12 tháng tới. Mỹ, một quốc gia bị gánh nợ nặng nề với nước ngoài, thâm hụt ngân sách lớn thì khó làm được nhiều điều để kiểm soát hay tăng giá trị USD.

Tất nhiên cho dù bị giảm giá thì vị trí USD là loại tiền tệ dự trữ của thế giới sẽ không bị đe dọa nghiêm trọng. Nhưng hệ thống tài chính thế giới có thể thay đổi theo cách khác, ví dụ như một thế giới, giao dịch bằng đồng tiền của khối nội bộ, hoặc mua nợ của nước Mỹ nhưng bằng thứ tiền tệ khác là cách thế giới có thể phản ứng với USD mất giá.

(Theo Hoa Chi // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Nga hạ lãi suất thấp nhất trong vài thập kỷ gần đây
  • USD vẫn là mạnh nhất
  • WB cảnh báo USD đang mất vị trí đồng tiền dự trữ toàn cầu
  • Lượng kiều hối về Việt Nam cả năm 2009 đạt khoảng 6,8 tỷ USD
  • Đồng Rúp của Nga chạm mức cao nhất năm 2009 so với USD
  • Khả năng đồng USD mất giá lâu dài khá nhỏ
  • Tăng tỷ giá liên ngân hàng ổn định thị trường ngoại hối
  • Đô la Mỹ giảm giá do nhu cầu đầu tư an toàn giảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!