Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khủng hoảng nợ Dubai đã “cứu” lòng tin cho đồng USD

Tiêu điểm mà thế giới quan tâm vẫn là khủng hoảng nợ Dubai. Điều đáng được nhắc tới đó là, thời điểm bùng phát cuộc khủng hoảng nợ này khá kỳ lạ.

Hôm 25/11 – ngày công bố thông tin cũng chính là ngày chỉ số đồng USD rơi xuống mốc quan trọng - 75 điểm, tỷ giá đồng EUR so với đồng USD đạt mốc cao mới 1,5114 trong vòng 15 tháng qua. Nhưng sau khi khủng hoảng nợ bùng phát, chỉ số đồng USD đã thoát khỏi mốc nguy hiểm.

Sự sụp đổ về câu chuyện thần thoại Dubai không hẳn là không thể dự đoán trước. Vào quý III năm ngoái, khi cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp tín dụng thứ cấp của Mỹ xuất hiện, giá cổ phiếu nhà đất Emaar đúng vào lúc Dubai đang xây dựng toàn cao ốc lớn nhất thế giới đã sụt giảm 80%. Do đó, có thể nói, khủng hoảng nợ Dubai không phải là một câu hỏi “chưa hay rồi”, mà là một câu hỏi “khi nào sẽ bùng phát”. Thế là, trong mắt một số người, khủng hoảng nợ Dubai đã tạo ra một con át chủ bài bất cứ lúc nào cũng có thể “tung ra”.

Từ thời gian công bố khủng hoảng cho thấy, vết tích mà con người gây ra vẫn khó thấy. Ngày 17/10, báo cáo của Moody cho biết, tăng trưởng nợ của Dubai khá mạnh, vượt quá giới hạn an toàn, cơ quan này còn nhấn mạnh, các quốc gia khác thuộc Các Tiểu Vương Quốc Ả rập UAE cần phải viện trợ cho Dubai. Cho đến tối ngày 25/11, chính phủ UAE tuyên bố sẽ xin khất khoản nợ 59 tỷ USD thêm 6 tháng. Dường như trong khoảng thời gian thứ nhất, Moody và Standard & Poor đã hạ thấp xếp hạng tín dụng số trái khoán có liên quan của Dubai. Thế là, ngày 26/11 vừa qua, thị trường cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương và thị trường chứng khoán châu Âu đều mất điểm nghiêm trọng, biên độ trượt giảm trên 3% trở lên. Nhưng ngày 26 lại vừa đúng là kỳ nghỉ lễ Tạ ơn của Mỹ, thế là thị trường cổ phiếu Mỹ đã may mắn trốn thoát.

Trên thực tế, thời điểm bùng phát khủng hoảng nợ Dubai trùng khớp với thời điểm chỉ số đồng USD sụt giảm ở mốc quan trọng. Ngày 25/11, do những ghi chép mà Cục dự trữ liên bang Mỹ công bố ám chỉ rằng, lãi suất vẫn giữ ở mức thấp trong thời gian dài, đã làm gia tăng thêm những dự đoán của thị trường về việc đồng USD yếu và lạm phát tăng. Ngoài ra, quan chức và ngân hàng trung ương các nước đang lần lượt thu mua vàng nhằm thay thế kho dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD, khiến cho chỉ số đồng USD giảm xuống còn 75 điểm, tỷ giá đồng EUR/USD lập kỷ lục ở mốc mới cao nhất trong vòng 15 tháng qua. Cùng lúc đó, giá hàng hóa leo thang, giá vàng quốc tế chạm ngưỡng 1190USD/ounce đã khiến đồng USD bị đẩy xuống bờ vực này.

Tuy nhiên, cùng với sự khuyếch tán của cuộc khủng hoảng nợ Dubai hôm 26/11, thị trường tài chính châu Âu và châu Á đã có một cuộc bán tháo hoảng loạn, tâm lý tránh rủi ro càng tăng cao, nên lượng mua vào đồng USD cũng theo đó mà tăng, chỉ số đồng USD cũng hồi sinh trên mức 75 điểm, thậm chí còn tăng tới 75,50 điểm. Sự đảo ngược mạnh mẽ của đồng USD đã tạo ra lợi nhuận từ giá vàng và hàng hóa.

Có thể nói, chính khủng hoảng nợ Dubai đã cứu đồng USD thoát khỏi cuộc khủng hoảng niềm tin. Về lâu dài, bất cứ một cuộc khủng hoảng ở thị trường mới nổi nào đều rất có lợi cho đồng USD lấy lại vị thế của mình, và đây cũng chính là điều quan trọng cần thiết để một nước Mỹ đang suy thoái nghiêm trọng thi hành chính sách nới lỏng tiền tệ. Có phân tích cho rằng, “sau sự kiện 11/9”, vốn Trung Đông đã bốc hơi khỏi Mỹ với quy mô lớn, chuyển hướng sang đầu tư vào dầu thô và hàng hóa tại Dubai, còn cùng với sự sụp đổ của trung tâm tài chính Dubai, một số vốn lớn lại muốn quay trở lại Mỹ, thúc đẩy thị trường nhà đất Mỹ.

(Theo CE)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Ấn Độ: Cuối năm nay sẽ nâng lãi suất?
  • Nhật sẽ kêu gọi G7 can thiệp vào thị trường ngoại tệ
  • NHNN sẽ bán ngoại tệ cho những TCTD có trạng thái ngoại tệ âm trên 5%
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 01/12/09
  • FED rút tiền khỏi nền kinh tế
  • Các chuyên gia nói gì về tỷ giá?
  • NHNN điều chỉnh lãi suất và tỷ giá: Nhận diện những tác động
  • Tăng lãi suất cơ bản - liều thuốc cần thiết cho nền kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!