Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhật sẽ kêu gọi G7 can thiệp vào thị trường ngoại tệ

Sự kiện Dubai đã khiến tỷ giá đồng Yên so với đồng USD trong ngày hôm qua (27/11) lập mốc cao mới trong vòng 14 năm qua, chính phủ Nhật Bản có thể sẽ kêu gọi nhóm G7 can thiệp vào thị trường ngoại tệ.

Ngoài ra, Nhật Bản còn thông báo rằng, nếu đồng Yên phá mốc kỷ lục mới, chính phủ Nhật Bản thậm chí có thể sẽ đơn phương can thiệp vào thị trường mà không cần sự hợp tác của các nước khác.

Hôm qua, tỷ giá đồng Yên so với đồng USD chạm ngưỡng 1USD/86,48 Yên, trước đó mức cao kỷ lục là 84,83 vào tháng 7/1995.

Gần đây, tỷ giá đồng Yên so với đồng USD liên tục tăng giá, trong 3 tháng biên độ tăng đã đạt mức 8,5%, chính phủ Nhật Bản rất lo lắng về việc này, đồng Yên tăng mạnh tất sẽ tác động tới xuất khẩu, từ đó sẽ gia tăng áp lực khiến nền kinh tế Nhật Bản thu hẹp mạnh, cũng làm cho sự phục hồi kinh tế của quốc gia này bị “ảnh hưởng nghiêm trọng hơn”.

Barclays cho biết, đồng Yên tăng mạnh có thể khiến thị trường cổ phiếu sụt giảm, kinh tế đi lên chậm chạp, tỷ lệ ủng hộ nội các giảm, chính phủ do ông Hatoyama lãnh đạo rất có thể sẽ thay đổi lập trường để can thiệp vào thị trường ngoại tệ.

Trên thực tế, hai ngày gần đây, ban lãnh đạo chính phủ Nhật Bản cũng lần lượt bày tỏ sự quan tâm của mình trước những biến động của thị trường ngoại tệ, đồng thời ám chỉ khi cần thiết sẽ hành động. Thủ tướng Nhật bản Yukio Hatoyama ngày 26/11 cho biết, áp dụng các biện pháp để tránh cơn suy thoái thứ hai là điều cần thiết, không mong muốn ngoại tệ biến động quá nhanh. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Hirohisa Fujii hôm qua cho biết, cần phải đặc biệt chú ý đến sự biến động của ngoại tệ, nếu cần thiết có thể sẽ liên hệ với Mỹ và châu Âu để hành động đối với ngoại tệ.

Kể từ ngày 16/3/2004 tới nay, chính phủ Nhật Bản chưa từng can thiệp vào thị trường ngoại tệ. G7 trong ngày 27/10/2008 đã từng thông báo một bản tuyên bố ngoài kế hoạch nhằm bày tỏ sự lo lắng đối với “sự biến động quá mức” của đồng Yên, bởi vì đồng Yên khi đó tăng tới 11% so với đồng USD ngay sau khi Lehman Brother phá sản vào ngày 15/9/2008, chạm ngưỡng 90,93 điểm. Trước việc Nhật Bản kêu gọi G7 can thiệp vào thị trường ngoại tệ, theo giới phân tích, nếu G7 đưa ra lời tuyên bố, thì điều này sẽ không giống với lời cảnh báo về sự biến động quá mạnh của đồng Yên như hồi tháng 10 năm ngoái, bởi vì việc đồng Yên tăng giá như hiện nay là do đồng USD yếu.

Song, các chuyên gia cho rằng, khả năng G7 phối hợp can thiệp là không lớn, đặc biệt là Mỹ ít có khả năng đẩy đồng USD lên cao, bởi vì đồng USD sụt giảm đang hỗ trợ cho nền kinh tế Mỹ.

Ngân hàng ủy thác Mitsubishi UFJ cho rằng, thị trường ngoại tệ nếu chỉ có sự can thiệp của Nhật Bản thì sẽ không có tác dụng, cuối cùng vẫn phải phụ thuộc vào động thái của Mỹ. Nhưng về tình trạng hiện nay cho thấy, cơ hội Mỹ tham gia rất nhỏ, trừ phi Mỹ chịu ba sức ép như đồng USD mất giá, thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ và thị trường cổ phiếu mất điểm mạnh, Mỹ mới có thể tham gia cùng can thiệp vào thị trường ngoại tệ, để ngăn chặn đồng USD mất giá.

 (Theo CE)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Ấn Độ: Cuối năm nay sẽ nâng lãi suất?
  • Khủng hoảng nợ Dubai đã “cứu” lòng tin cho đồng USD
  • NHNN sẽ bán ngoại tệ cho những TCTD có trạng thái ngoại tệ âm trên 5%
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 01/12/09
  • FED rút tiền khỏi nền kinh tế
  • Các chuyên gia nói gì về tỷ giá?
  • NHNN điều chỉnh lãi suất và tỷ giá: Nhận diện những tác động
  • Tăng lãi suất cơ bản - liều thuốc cần thiết cho nền kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!