Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không để nhà đầu tư phải “gõ” cửa thứ hai

 Đó là cam kết của lãnh đạo tỉnh Tiền Giang về việc tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho nhà đầu tư trong thời gian tới.

Trong Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh này vừa được tổ chức sáng 29/1 tại TP. Mỹ Tho, ông Trần Thế Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, tỉnh quyết tâm tạo mọi thuận lợi để doanh nghiệp có được môi trường đầu tư tốt nhất, có lợi nhất và hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Đặng Huy Đông, đối với chính sách, cơ chế đầu tư của Việt Nam nói chung và từng địa phương, các nhà đầu tư nước ngoài nắm khá kỹ, vấn đề họ quan tâm là những dự án cụ thể, để có kế hoạch cụ thể, cũng như ưu tiên…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các tỉnh, thành trong cả nước lên danh mục các dự án mà chúng ta đã có sự chuẩn bị kỹ, đã có báo cáo nghiên cứu khả thi để kêu gọi đầu tư. Do đó, Tiền Giang cũng phải lên kế hoạch chi tiết từng dự án để thu hút hiệu quả hơn.

Phải “chạy hết ga”

Chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhất mạnh, Tiền Giang là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Tây của TP.HCM, có lợi thế phát triển mạng lưới đô thị vệ tinh gắn với các khu du lịch sinh thái, các khu thương mại, dịch vụ tại TP. Mỹ Tho.

Ngoài ra, hiện nay, tại TP.HCM hay Bình Dương hầu như đã bị quá tải và nhà đầu tư cần những vùng đất mới để đầu tư, mở rộng sản xuất. Đây sẽ là lợi thế của những địa phương còn tiềm năng như Tiền Giang, Long An… Bởi Tiền Giang rất thuận lợi về vị trí địa lý cho việc triển khai những nhà máy, xí nghiệp vệ tinh sau khi doanh nghiệp đã có dự án chính tại TP.HCM hay Bình Dương.

Chủ tịch nước cho biết, mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, song năm 2009, Việt Nam vẫn tăng trưởng khá, trong khi đó nhiều nước lớn trên thế giới tăng trưởng âm. Đây là kết quả đáng để tự hào, tuy nhiên chúng ta không thể bằng lòng với kết quả đó. Bởi, thực tế so với nhiều nước, Việt Nam vẫn còn thua nhiều mặt và “chạy” khá chậm.

“Muốn rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trên thế giới, chúng ta không thể đi với tốc độ tăng trưởng 6,5%/năm như hiện nay. Chúng ta phải tăng tốc, “chạy hết ga”, chạy hết công suất để vượt qua chính mình nhưng vẫn phải đảm bảo phát triển bền vững để đạt được tốc độ khoảng 14-17%/năm trong những năm tới”, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói.

Theo Chủ tịch nước, để tăng trưởng kinh tế của đất nước có thể đạt kết quả như vậy, các địa phương phải đạt tốc độ tăng trưởng 20%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này không dễ đạt được, nếu không có sự đồng hành từ các nhà đầu tư và sự quyết tâm “mở cửa” của lãnh đạo các địa phương.

Chủ tịch nước kêu gọi, để Tiền Giang có thể đứng vào danh sách những địa phương có mức tăng trưởng tốt, nhà đầu tư hãy về với Tiền Giang, về với miền sông nước nên thơ và quật cường. Đây là thời điểm thuận lợi nhất cho Tiền Giang, cũng như nhà đầu tư, bởi cơ hội đang mở ra.

Điều này cũng được nhiều nhà đầu tư tham dự hội nghị tán thành. Theo ông Nguyễn Thành Thuận Phong, Giám đốc Thương mại, Công ty Hóa chất Five Stars, Five Stars đang tìm hiểu môi trường đầu tư ở Tiền Giang để đầu tư một nhà máy sản xuất hóa chất tại KCN Tân Hương.

Ông Phong cho biết thêm, Five Stars đã có một nhà máy tại Q. 9, TP.HCM, tuy nhiên việc mở rộng khá khó khăn. Lúc đầu, công ty dự định thuê đất tại Đức Hòa, Long An, nhưng khi Đại lộ TP.HCM – Trung Lương được khởi công, Five Stars quyết định chuyển hướng về Tiền Giang.

“Có thể về Mỹ Tho, quãng đường sẽ xa hơn. Tuy nhiên, thời gian được rút ngắn hơn nhiều so với Đức Hòa. Ngoài ra, về đây, chúng tôi được hưởng nhiều chế độ hơn. Quan trọng hơn, việc phát triển sẽ thuận tiện hơn vì quỹ đất còn khá nhiều.”, ông Phong cho biết.

Chủ tịch nước khẳng định, sự có mặt đông đảo của nhà đầu tư tại hội nghị này đã nói lên sự quan tâm đến môi trường và cơ hội đầu tư tại Tiền Giang. Đất nước đã cơ bản vượt qua khủng hoảng kinh tế, được thế giới đánh giá cao về tiềm lực và thế mạnh nên nhà đầu tư cần nhanh chóng nắm bắt thời cơ này để cùng nhau phát triển.

Phải phát triển song song

Tiền Giang cần tìm xu hướng đi riêng cho mình, định hướng phát triển các ngành sản phẩm chủ yếu, phù hợp với thế mạnh của tỉnh như sản xuất lúa gạo, hoa quả, công nghiệp chế biến, phát triển công nghiệp cơ khí đóng tàu và sửa chữa tàu thủy, phát triển các khu công nghiệp đồng bộ với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, trong tình hình hiện nay, Tiền Giang không thể chú tâm phát triển riêng lẻ một ngành nào, mà cần phát triển song song, nhằm các ngành có sự hỗ trợ lẫn nhau. Bởi, trong bối cảnh cả nước đang cố gắng thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và lấy lại đà tăng trưởng, ngành nào cũng rất cần vốn để khôi phục sản xuất.

Phó Thủ tướng nhận định, Tiền Giang tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào lúc này rất phù hợp và cần thiết. Với khoảng 500 đại biểu ngồi chật cứng hội trường cho thấy, “sức khỏe” của doanh nghiệp vẫn còn rất tốt và hoàn toàn có thể đầu tư để mở rọng sản xuất. Những thành công của hội nghị này cho thấy, kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục.

Tiềm năng của Tiền Giang hoàn toàn có thể hấp thụ hơn 192 ngàn tỷ đồng mà tỉnh kêu gọi đầu tư trong thời gian tới. Phó Thủ tướng cho rằng, Tiền Giang có lợi thế về nông nghiệp, nhưng du lịch cũng đang nổi lên. Do đó, tỉnh nên đẩy mạnh các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp nhằm hình thành ngành công nghiệp chế biến.

Đây là thế mạnh rất lớn của Tiền Giang, bởi tăng trưởng bình quân của công nghiệp chế biến cả nước hiện chỉ ở mức 22%, đặc biệt chế biến hoa quả còn thấp hơn nhiều, trong khi tỉnh lại có thế mạnh về lĩnh vực này. Theo nhiều nhà đầu tư, với những thuận lợi đó, Tiền Giang hội đủ điều kiện trở thành điểm đến hấp dẫn hiện nay.

Theo ông Đặng Huy Đông, với các khu công nghiệp hiện hữu đã cơ bản hoàn tất xây dựng cơ sở hạ tầng, Tiền

Giang cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn trong thu hút FDI, mặt khác cần thúc đẩy, tăng cường thu hút hơn nữa các hoạt động đầu tư trong nước, đặc biệt từ các tập đoàn, tổng công ty lớn có tiềm lực tài chính và công nghệ có thể tạo tiền đề và sức lan tỏa cho hoạt động đầu tư.

“Có hai vấn đề địa phương phải làm là thủ tục hành chính và cải cách công tác giải phóng mặt bằng. Tỉnh phải đề ra quyết tâm thật cao, chính sách rõ ràng để thực hiện hai nhiệm vụ này nhằm tạo thêm điều kiện thuận lợi, minh bạch cho nhà đầu tư.”, ông Đông nói.

Theo đó, các nhà đầu tư cần thực hiện hóa các con số cam kết đầu tư, đồng thời kiểm toán xem có thật sự đủ vốn để đầu tư trong những dự án đã cam kết?. Nhà đầu tư cùng với lãnh đạo địa phương làm sao đẩy nhanh tiến độ giải ngân, hiệu quả trong công tác triển khai, sớm tạo công ăn việc làm cho người dân sở tại.

(VietNamNet)

  • Viettel đầu tư ra nước ngoài: “Những nơi dễ không còn nữa”
  • Thêm một dự án tiết kiệm năng lượng
  • Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại BR - VT : Chênh giữa đăng ký và giải ngân
  • Đầu tư ra nước ngoài được miễn thuế giá trị gia tăng
  • Khởi công dự án có vốn đầu tư hơn 4 ngàn tỷ đồng tại Bình Định
  • Gần 3.000 tỷ đồng làm đường Nam Định - Phủ Lý
  • Vốn FDI tháng 1/2010: Giải ngân cao hơn đăng ký
  • Nhiều dự án đầu tư vào Tiền Giang
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!