
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
7 .Văn hoá quản lý.
Công tác quản lý của người Ðức có một phong cách và văn hoá khác biệt, vì nó được phát triển qua nhiều thế kỷ và được hình thành từ Chiến tranh thế giới thứ II. Giống như nhiều vấn đề của người Ðức, nó thường quay trở về với quá khứ và truyền thống buôn bán, nhưng nó cũng có ý thức về tương lại.
Phong cách cạnh tranh của người Ðức khá khắt khe nhưng không dẫn đến tàn lụi. Tuy nhiên các công ty đều cố gắng cạnh tranh cho một thị trường chung, như Daimler-Benz và BMW đã từng làm, nhìn chung họ tìm kiếm thị phần hơn là chiếm lĩnh thị trường. Nhiều công ty tìm cho mình một lĩnh vực riêng. Các công ty Ðức xem thường sự cạnh tranh về giá cả. Thay vì vậy, họ tin vào điều mà các nhà quản lý Ðức mô tả, cạnh tranh dựa trên sở trường trong sản phẩm và dịch vụ của họ. Họ chỉ cạnh tranh về giá khi khi cần thiết ví dụ như khi bán buôn vật liệu như hoá chất và thép.
Nhà quản lý người Ðức tập trung vào hai mục tiêu chính: chất lượng sản phẩm và dịch vụ sản xuất. Người ta muốn công ty của mình là tốt nhất, và cũng muốn công ty sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất. Nhà quản lý Ðức và êkip làm việc của họ có xu hướng thiên về sản phẩm, hãy tin tưởng rằng một sản phẩm tốt sẽ tự bán nó. Nhưng nhà quản lý cũng đặt một phần thưởng lớn để thoả mãn khách hàng và người Ðức sẵn sàng tạo mẫu cho một sản phẩm theo mong muốn của khách hàng. Khẩu lệnh của hầu hết các nhà quản lý và các công ty Ðức là chất lượng, sự đáp ứng nhiệt tình, sự cống hiến, và sự tuân thủ. Xu hướng sản phẩm thường có nghĩa là xu hướng sản xuất. Hầu hết các nhà quản lý thậm chí là các lãnh đạo cấp cao biết rõ về dây chuyền sản xuất của họ. Họ tuân theo các phương pháp sản xuất một cách chặt chẽ và biết tường tận khu vực chế tạo hàng hoá cũng như công nhân trong nhà máy. Họ không thể hiểu các nhà quản lý người Mỹ, những người muốn nhìn thấy các bản báo cáo tài chính và điểm cốt yếu hơn là kiểm tra sự thành công t
rong sản xuất của nhà máy. Một quản lý người Ðức tin tưởng rằng một dây chuyền sản xuất chất lượng tốt và một sản phẩm tốt sẽ làm được nhiều điều cho điểm cốt yếu hơn bất cứ điều gì khác company quan hệ. Giữa các quản lý người Ðức và công nhân thường gần gũi vì họ tin rằng họ đang làm việc cùng với nhau để tạo ra một sản phẩm.
Nếu có một đối tượng thứ ba vượt qua chất lượng và dịch vụ, đó là sự hợp tác - hoặc ít nhất là sự phối hợp với chính phủ. Ngành công nghiệp Ðức kết hợp chặt chẽ với Chính phủ. Chính phủ Ðức rất nhạy cảm đối với các tiêu chuẩn, các chính sách, quy định của Chính phủ. Hầu hết các sản phẩm của Ðức đều tuân theo tiêu chuẩn - Các tiêu chuẩn công nghiệp Ðức - được thiết lập thông qua sự tư vấn của công nghiệp và Chính phủ Ðức với sự hỗ trợ của hiệp hội quản lý, phòng thương mại, và hiệp hội thương mại. Như là kết quả của một thói quen, sự chủ động của cá nhân hoạt động trong một cơ cấu tổ chức chung gắn chặt vào ý thức của các nhà quản lý Ðức. Phong cách quản lý của người Ðức thì không thích tranh chấp. Chính phủ, hiệp hội thương mại, cộng đồng doanh nghiệp không khuyến khích sự kiện tụng nếu không có dấu hiệu rõ ràng của sự việc và sự làm tổn hại có chủ tâm. Bất đồng thường được tranh luận đến cùng, đôi khi xảy ra tại cuộc thoả luận, đôi khi xảy ra tại các quán bia hoặc ở trong một cuộc hội họp do phòng thương m
ại hoặc hiệp hội Công nghiệp tổ chức. Sự bất đồng thường được giải quyết một cách lặng lẽ, thường dựa trên cơ sở kín đáo. Sự kiện tụng thường lưu tâm phản ánh tới Uỷ viên công tố hơn là bị cáo. vì những quan điểm và thái độ này mà nước Ðức có tương đối ít luật sư. Với một phần ba dân số và một phần ba GDP so với nước Mỹ, nước Ðức có khoảng 1/20 số luật sư. Các nhà quản lý Ðức thường được tìm thấy trong số các kỹ sư và các kỹ thuật viên, từ những người sản xuất, thiết kế, hoặc làm dịch vụ, tuy nhiên nhiều người không phải là kỹ sư đã vươn lên giữ chức vụ cao trong những năm gần đây. Họ được trả lương cao hơn những người Châu âu khác [ngoại trừ người Thuỵ Ðiển] nhưng trung bình họ nhận khoảng 2/3 mức thu nhập mà đối tác người Mỹ mong đợi. Vì các nhà quản lý thường duy trì một công ty trong suốt sự nghiệp của họ, vươn lên một cách chậm rãi trong nấc thang địa vị quản lý. Các nhà qun lý không cần quan tâm đến việc sự nghiệp của họ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào vì sự phát triển của tổ chức và các phòng ban hoặc sự t
hiếu tiến bộ trong từng năm hoặc từng quý.
Hệ thống thuế của người Ðức cũng khiến cho các nhà quản lý hướng tới kế hoạch lâu dài. Pháp luật về thuế và thông lệ tính thuế của Ðức cho phép các công ty của Ðức chỉ định các khoản tiền đáng kể cần phải giữ gìn. Tư bản Ðức có được lợi nhuận từ quy định về thuế miễn giảm thu nhập có được từ tiền vốn nếu các tài sản đó duy trì hơn 6 tháng hoặc hơn hai năm trong trường hợp đó là bất động sản.
Vì sự quản lý không được quan tâm như là một môn khoa học riêng rẽ ở Ðức, hiếm khi có những khoá học về kỹ thuật quản lý cho đến thập kỷ 80 khi những khoá này dạy tại các trường quản lý ở Mỹ. Người Ðức tin rằng sự quản lý đó là một nguyên tắc riêng gây nên tính ích kỷ, sự không trung thành, thủ đoạn quan liêu, cách suy nghĩ nông cạn,và một xu hướng nguy hiểm dẫn đến sự lơ là về chất lượng sản xuất. Thay vì vậy, các khoá học tại các trường đại học của Ðức tập trung vào quản trị doanh nghiệp, hoặc tạo ra một trình độ quản lý cao. Bất chấp điều này, Hai trường đại học quản trị doanh nghiệp ở Tây Ðức, trong đó có trường quản trị doanh nghiệp của người Châu âu, đã được thành lập vào những năm 80, nhưng các trường này dạy cách củng cố hơn là đảo lộn cách thức truyền thống quản lý của người Ðức.
Ngoài bản trích yếu về thực tế kinh doanh của người Ðức làm nảy sinh điều có thể trở thành phong cách kinh doanh của người Ðức, với các đặc tính sau đây: bằng cấp, đồng lòng, xu hướng chất lượng và sản phẩm, ý thức về xuất khẩu, và sự trung thành với một công ty và cam kết làm việc lâu dài. Người ta có thể kết luận một cách hợp pháp từ điều này rằng hệ thống Ðức có thể kiềm chế sự thay đổi vì hạn chế sự đổi mới, linh hoạt, hoặc xu thế hướng tới kết quả như phong cách quản lý của Mỹ. Tuy nhiên, điều đó sẽ không hoàn toàn đúng, vì sự thay đổi có thể xảy ra. Nó xảy ra một cách từ từ, không phải thấy một cách rõ ràng, theo phương châm ổn định và bền vững, sự di chuyển ít xẩy ra, và thường dưới áp lực cạnh tranh từ phía nước ngoài. Các nhà quản lý Ðức đôi khi suy sét rằng sự thay đổi có thể đến chậm, nhưng họ không xác định chắc chắn là khi nào và thay đổi hệ thống như thế nào.
8 .Cư xử ở nơi công cộng
Nếu bạn không nói tiếng Ðức thì phải cẩn thận khi gọi tên người Ðức bằng tiếng Anh. Nhìn chung người Ðức nói tiếng Anh rất tốt nhưng cũng có người cảm thấy bị xúc phạm khi người khác quá tự tin vào vốn tiếng Anh của mình. Những người Ðức từ 45-60 tuổi thường cảm thấy khá bực tức bởi họ thấy yên tâm khi nói tiếng Anh như lớp trẻ những người sinh ra khi mà tiếng Anh trở nên rất phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống thương mại Ðức.
Người Ðức cho rằng không cần phải chào hỏi khi gặp người lạ nơi công sở dù cho họ có nhìn nhau.Tư duy dựa trên thực tế cho rằng "vì tôi không quen biết anh, không có mối quan hệ nào giữa chúng ta cả vì thế không cần thiết phi chào hỏi xã giao". Nhìn chung cơ quan làm việc càng nhỏ bao nhiêu thì càng nên chào hỏi lẫn nhau, nhưng nếu cơ quan mà lớn thì việc chào hỏi nhau cũng ít đi, đặc biệt như nếu bạn không phải là nhân viên thường xuyên.
Người Ðức nói chung là thích làm quen bất cứ khi nào có thể. Ðiều này bắt nguồn từ "tinh thần làng xã" có từ xưa của người Ðức. Ðối với hầu hết người Ðức tạo lập một cuộc trò chuyện nho nhỏ là một kĩ năng rất khó thậm chí ngay trong cả kinh doanh làm ăn, bởi bản chất những quan hệ xã hội của họ không đòi hỏi giữa những người không quen biết phải có những kĩ năng giao tiếp để xây dựng mối quan hệ bước đầu. Vì vậy những người Ðức truyền thống chỉ trò chuyện rất hào hứng khi gặp nhau đặc biệt là bạn bè và người thân.
Văn hoá Ðức được coi là nền văn hoá bán phân cấp. Nghĩa là cấp bậc trong xã hội thường rất được tôn trọng và rõ ràng và hoàn toàn rõ nét trong hành vi giao tiếp của mỗi cá nhân cấp bậc trong những tập đoàn đòi hỏi (sự tôn trọng và đặc quyền đặc lợi ) từ cấp dưới. Ðiều này làm cho việc giao tiếp kém thẳng thắn cởi mở hn so với những nền văn hoá mà hệ thống cấp bậc có vẻ bình đẳng hơn, như ở Scandinania hay ở những nền văn hoá theo chủ nghĩa cá nhân như ở Bắc Mĩ và Úc. Vì vậy phải ghi nhớ là với ai, khi nào và cách bạn được giới thiệu sẽ cho ta thấy người ta suy nghĩ thế nào về bạn và người Ðức coi trọng thứ cấp của bạn ra sao.
Bắt tay chặt, nhanh gọn vào lúc mới đến và lúc ra đi là chuẩn mực trong cả quan hệ làm ăn lẫn xã hội. Giữa bạn bè và người thân phổ biến là cử chỉ ôm hôn nhau (dù cho bắt tay giữa bố mẹ và con cái trưởng thành hay giữa anh chị em ruột lớn tuổi không phải là không phổ biến). Khi đến và đi, hãy dành thời gian để bắt tay với từng người một. Chẳng hạn như kiểu vẫy tay chào tất cả mọi người theo kiểu Mĩ thì không được đánh giá cao, nhưng lại là cách chào thông lệ và phổ biến nhất.
Khi được giới thiệu hay nhìn thẳng và nghiêm túc và nhìn cho tới khi người ta nhận ra bạn. Thậm chí giữa người xa lạ nơi công cộng thì họ có thể nhìn thẳng hay nhìn chằm chằm vào bạn và không nhất thiết phải nở một nụ cười. Tuy nhiên nếu kết luận rằng mọi cái nhìn chằm chằm nơi công cộng là có ý đe doạ thì đều là sai cả. Song cũng không nên cho rằng nhìn thẳng vào ai đó để họ để họ nhận ra hay chào hỏi mình, người Ðức cũng cho như vậy. Ðây là một trong những đặc điểm giao tiếp điển hình nhất của Ðức mà bất cứ một du khách nào đến Ðức cũng có thể nhận ra. Ðối với du khách nước ngoài thì lối cư xử này có thể khiến cho họ nghĩ là người Ðức lạnh lùng và không thân thiện. Ðây chính là một ví dụ điển hình của sự hiểu lầm giữa những nền văn hoá khác nhau.
Trước khi đi ra đường những người đi bộ cần phải đứng bên lề đường đợi cho đến khi có đèn xanh. Ngoài ra cũng phải rất cẩn thận khi đi qua đường ở những phố mà không có đèn giao thông vì những lái xe Ðức thường không dừng để nhường bạn.
Những yếu tố như mật độ dân số, quá nhiều quy tắc & luật lệ trong cuộc sống hàng ngày, hay việc dựa trên thực tế nhiều hơn là những mối quan hệ trong tính cách của người Ðức đã tạo nên cái gọi là "văn hoá lái xe" rất mạnh bạo trên những xa lộ nổi tiếng của Ðức. Người Ðức là những lái xe cực kỳ thiếu kiên nhẫn và hiếu chiến. Chẳng hạn như thời gian để kịp có phản ứng khi đi trên đường của Ðức thì ngắn hơn rất nhiều so với ở Bắc Mĩ nơi mà lái xe có thời gian và dễ dàng tìm nơi đỗ xe, đi tiếp khi có đèn xanh và nhường đường cho người đi bộ vì đường rộng và tốc độ lái xe cho phép thấp hơn. Việc lái xe quá gần xe phía trước là rất phổ biến ở Ðức, đặc biệt là bên làn đường bên trái dù cho trên các xa lộ ở Ðức đã có những hướng dẫn cụ thể để có thể giảm tốc độ ngay lập tức bằng cách đi sang làn đường bên phải để nhường đường cho xe khác.
Mặc dù đã được xã hội chấp nhận và không phải là sự suồng sã nhưng hành vi xô đẩy hay việc tỏ ra mất kiên nhẫn khi xếp hàng ở Ðức thì không hay gặp. Xin lỗi trong những trường hợp này không phải là điều bắt buộc hay cần thiết. Nhưng thú vị là cho dù dù cho những qui tắc và trật tự xã hội có tầm quan trọng cao trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống thì việc xếp hàng và đợi lượt lại không phải là một đặc điểm nổi bật ở Ðức ngày nay. ở những hiệu bánh điều này rất rõ nét. Ngay cả bản thân những người bán hàng cũng không cho rằng phải xếp hàng và thường làm vấn đề thêm rắc rối bằng câu hỏi rất đặc trưng là "Bây giờ đến lượt ai". Nếu bạn không nhanh chân và giữ được chỗ thì sẽ có người chen vào ngay trước mặt bạn. Thường thì những cuộc cãi vã nho nhỏ trong trường hợp này rất ít gặp nhưng cũng không nên mong rằng lúc ấy người bán hàng sẽ đứng về phía bạn. Khoảng cách giữa những người không quen biết ở Ðức thường gần nhiều hơn so với ở Úc và Bắc Mĩ nhưng lại xa hơn so với khoảng cách ở các nước Ả rập và châu Phi.
Thông thường khi nói chuyện với nhau người Ðức hay đứng cách nhau khoảng 2 feet nhưng khi xếp hàng trong siêu thị người ta có thể đứng sát ngay sau bạn.
Trong siêu thị, cố gắng để đồ vào túi hay xe đẩy, lấy tiền ra nhận lại tiền thừa và ra khỏi quầy thu ngân càng nhanh càng tốt trước khi nhân viên thu ngân tính đến đồ của người khác, điều này thể hiện sự khéo léo và tinh thần hợp tác của bạn. Nếu bạn ở Ðức trong một thời gian dài hơn nữa bạn sẽ thấy bản thân mình có chút gì đó có cách riêng làm gim stres để làm đơn giản sự việc chẳng hạn như thanh toán hoá đơn (trong trường hợp phải dùng quá nhiều tiền xu) hay đi mua sắm hai người, một người sẽ chọn đồ còn người kia sẽ trả tiền. Một vài người lớn tuổi thường đưa cả ví của mình cho người thu ngân và nhờ họ tính tiền thừa. Hay đơn giản như họ vẫn hay làm là đặt đồ trở lại xe mua hàng và sau đó phân loại tất cả mọi thứ ở chỗ khác. Tuy nhiên nếu bạn cứ làm mọi việc một cách thong thả thì người ta sẽ có những cái nhìn khó chịu với bạn.
Những du khách đến từ những nền văn hoá năng động lâu đời sẽ phải thích ứng nhanh với một nền văn hoá ít năng động của Ðức với cung cách làm việc đều theo khung thời gian đã định sẵn hay sẽ phải hứng chịu sự nổi nóng của những nhân viên hành chính nhà nước và rồi sau đó sẽ quên đi rất nhanh.
( Nguồn: sưu tầm trên internet )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com