Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự báo về xuất nhập khẩu than đốt nhiệt thế giới trong năm nay và năm tới

Theo văn phòng kinh tế tài nguyên và nông nghiệp Ôxtrâylia, nhu cầu tiêu thụ than đốt nhiệt thế giới đang tăng với tốc độ chậm hơn.

Nhu cầu tiêu thụ than đốt nhiệt thế giới sẽ có khả năng  tăng với tốc độ thấp hơn dự kiến trong năm 2009 do nhập khẩu giảm từ châu Âu và Nhật Bản, nước nhập khẩu than đốt nhiệt lớn số một thế giới.Tỷ lệ tăng nhu cầu tiêu thụ than đốt nhiệt trong năm tới được xem xét giảm còn 3,2% so với năm nay còn 744,9 triệu tấn, so với mức dự kiến ban đầu là tăng  3,7% đạt 730,7 triệu tấn.
Văn phòng cũng giảm mức dự báo về nhập khẩu than đá châu Á trong năm tới xuống còn 3,2% còn 410,9 triệu tấn, so với dự kiến ban đầu là tăng 5% đạt 415,8 triệu tấn.
Nhập khẩu than đốt nhiệt của Nhật Bản dự kiến giảm 3% còn 130 triệu tấn trong năm tới do hồi phục hoạt động ngành điện nguyên tử. Văn phòng cũng cắt giảm triển vọng nhập khẩu than của châu Âu trong năm 2009 tăng khoảng 1%, giảm so với dự kiến trước đó là 1,8%, chủ yếu do tiêu thụ than giảm hơn tại Tây Ba Nha và Đức. Song văn phòng đã tăng tổng khối lượng nhập khẩu trong năm 2009 lên 232,8 triệu tấn so với dự kiến ban đầu là 217 triệu tấn.
 ABARE cho biết nhu cầu tiêu thụ toàn cầu dự kiến sẽ được đáp ứng bởi xuất khẩu cao hơn tại các nước sản xuất chính, kể cả Ôxtrâylia, Inđônêxia và Colômbia do nhiều dự án mới đi vào hoạt động và công suất sản xuất gia tăng.
Giá than luyện cốc, sử dụng trong chế tạo thép, dự kiến vẫn cao do những nguyên nhân đẩy giá  than luyện cốc tăng gấp ba lần đạt 300 USD/tấn vẫn còn tồn tại.
Mặc dù kinh tế tại các nước đã phát triển đang chậm lại trong năm tới, giá than đá luyện kim dự kiến vẫn đạt mức hiện nay trong ngắn hạn, do tắc ngẽn giao thông tại Ôxtrâylia, thuế xuất khẩu tăng đối với than luyện cốc và than luyện kim tại Trung Quốc và tỷ lệ tăng sản xuất thép mạnh tại các nước đang phát triển.
Giá than luyện cốc, sử dụng trong các nhà máy điện và chế tạo xi măng, đạt mức cao kỷ lục 201 USD/tấn vào đầu tháng 7 song kể từ đó đã giảm khonảg 60 USD do dự kiến nhu cầu tiêu thụ giảm hơn tại châu Au và gía giảm tương tự tại các thị trường dầu và khí đốt.
Nhập khẩu than đốt nhiệt tại Trung Quốc dự kiến vẫn vững ở mức khoảng 43 triệu tấn trong năm 2009 song xuất khẩu từ nước này, hiện là nước xuất khẩu than lớn thứ 6 trên thế giới, dự kiến giảm gần 12% còn 37 triệu tấn trong năm tới, đưa Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu hoàn toàn loại chất đốt này.
Xuất khẩu than đá đốt nhiệt từ Inđônêxia, nước xuất khẩu than đốt nhiệt lớn nhất thế giới, dự kiến tăng thêm 6,9% trong năm 2009 đạt 217 triệu tấn sau khi dự kiến tăng 6,5% trong năm 2008.
Tại Ôxtrâylia, nước xuất khẩu than luyện cốc lớn thứ hai thế giới, xuất khẩu than đốt nhiệt dự kiến tăng 7% đạt 122 triệu tấn trong năm tài chính kết thúc vào tháng 6/2009 nhờ bắt đầu xây dựng các mở mới và mở rộng sản xuất tại các mỏ như Xstrata và Anglo Coal.
Dưới đây là các số liệu về xuất khẩu và nhập khẩu than đốt nhiệt của các nước  trên thế giới:

 
                            2007  
 2008 
 2009
Nhập khẩu ( triệu tấn)
  Châu Á
378,1
  398,1 
  410,9
   Trung Quốc                 
41,4
   40.0 
   43.0
    Ấn Độ                 
30,7
    34,0 
   39,0
    Nhật Bản              
128,3
  134,0
   130,0
    Hàn Quốc            
65,8
 72,0   
 77,4
    Các nước châu Á khác           
34,9
    37,6  
 38,9
  Châu Âu                 
230,5
 230,4
   232,8
  Các nước khác             
87,9
    93,2
   101,2
Xuất khẩu ( triệu tấn)
    Indonesia          
190,7
  203,0
   217,0
Ôxtrâylia           
112,2
  119,3 
  125,0
    Nga               
85,2
 80,0
    81,0
    Nam Phi          
65,8
 65,0
    67,0
    Côlômbia             
67,2
  70,0 
   73,0
    Trung Quốc                  
50,7
  42,0 
   37,0
    Mỹ       
24,2
   27,0 
   26,0
    Các nước khác        
100,5
 115,3
   118,9

( Theo Trung tâm thông tin Bộ thương mại )

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu có cần quỹ hỗ trợ xuất khẩu?
  • Thị trường Nga: Tiềm năng xuất khẩu mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam
  • Nguy cơ thị trường xuất khẩu bị thu hẹp
  • Công bố 9 nhóm hàng nông sản chủ lực đến 2020
  • Dự báo nhu cầu về hạt điều xuất khẩu sẽ tăng vào cuối năm 2008
  • Dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản sẽ đạt trên 16 tỉ USD trong năm 2008
  • Xuất khẩu cá tra năm 2009: Tăng giá trị, giữ nguyên sản lượng
  • Việt Nam sẽ là thị trường lớn trong lĩnh vực điện tử
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo