Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự báo nhu cầu về hạt điều xuất khẩu sẽ tăng vào cuối năm 2008

Cách đây chưa lâu, ngành điều đã phải đối mặt với một vụ khá bê bối vì nhiều DN thiếu hàng để giao đảm bảo các hợp đồng đã ký. Còn vụ điều năm nay sản lượng ít, nhưng hàng loạt các DN lại đang “bán tống bán tháo” nhân điều. Đây là một thực tế đáng lo ngại, bởi với sản lượng điều như hiện nay, chỉ đầu năm 2009 nhiều DN sẽ không có hàng XK, hàng trăm nhà máy chế biến sẽ đứng trước nguy cơ đóng cửa.

Bất thường trong XK điều
Trong những tuần gần đây, giá nhân điều trên thế giới ngày càng giảm mạnh, loại chuẩn W320 trước đây 7,9USD/kg, nay chỉ còn 6,5USD/kg. Nguyên nhân cơ bản là: đồng USD lên giá so với đồng Euro và đô la Úc khiến giá điều tại châu Âu và châu Úc trở nên đắt đỏ; nhu cầu tiêu thụ nhân điều ở các nước có phần giảm. Trong bối cảnh đó, nước XK điều lớn thứ nhất thế giới là Việt Nam lại bán ồ ạt với giá thấp hơn cả giá thành, đẩy giá điều càng giảm mạnh. Nghịch lý ở chỗ, đây là lúc các DN trong nước cần nhập nhiều điều nguyên liệu về chế biến XK, để phục vụ cho thị trường mùa Noel và tết dương lịch, giá điều thường sẽ tăng hoặc chí ít cũng giữ nguyên, nhưng các DN Việt Nam lại bán phá giá (BPG) thị trường.
Các DN Việt Nam cho rằng, việc BPG hạt điều, chính là do vấn đề tài chính và lãi suất. Hầu hết hàng hóa (điều thô) đang quản chấp đều chịu lãi vay từ 1,75 - 2,00% tháng, có nhiều khoản lên đến 2,2% tháng. Thay vì găm hàng chờ lên giá, các DN bán rẻ lấy tiền trả ngân hàng cho “ăn chắc”, bởi không biết sau này giá lên hay xuống. Mặt khác, do hàng đã quản chấp, nên DN muốn lấy hạt điều thô trong kho ra chế biến thì phải trả tiền cho ngân hàng mới rút hàng ra được. Vì vậy, sức ép về vốn buộc nhiều DN phải bán nhân điều cho khách hàng với giá thấp để lấy tiền giải chấp quay vòng sản xuất và XK.
8 tháng qua, XK điều của Việt Nam đạt 111.000 tấn, đạt doanh số 597 triệu USD. Theo ước lượng, chỉ mấy tháng cuối năm nếu vẫn để xẩy ra tình trạng XK điều giá thấp như hiện nay thì ngành điều sẽ thiệt hại ước đến vài chục triệu USD. Việc này không chỉ gây tổn hại lớn cho ngành điều mà còn thiệt hại cho bà con nông dân, bởi khi các DN XK với giá thấp thì vào vụ tới, họ sẽ thu mua nguyên liệu với giá tương ứng, tạo nên một mặt bằng giá mới, thấp hơn giá trị thực của nó.
Nguy cơ đang tới
Mới đây, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã phải triệu tập cuộc họp khẩn cấp để giải quyết tình trạng các DN ồ ạt bán điều với giá thấp. Tại cuộc họp này, không ít ý kiến đã đưa ra kêu gọi các DN phải đoàn kết lại để không BPG và cần liên kết để thống nhất chất lượng, giá bán, giá chào bán giữa các DN trong nước. Mặt khác, Vinacas cũng khuyến cáo, các DN nên bình tĩnh, duy trì mức dự trữ nguyên liệu, chỉ nhập nguyên liệu khi có hợp đồng XK ở mức giá có lợi. Bởi do biết các DN Việt Nam đang quyết định bán giá thấp nên các nhà NK đang gây sức ép về giá rất lớn.
Điều nguy hiểm nữa là, hiện nay nguyên liệu trong nước không nhiều, giá NK nguyên liệu trên thế giới lại gia tăng, chưa cần đến đầu năm 2009 mà ngay tháng 11 tới đây, chắc chắn nhiều DN sẽ hết nguyên liệu để chế biến, nhiều nhà máy sẽ phải đóng cửa. Theo thống kê, năm nay là năm thứ 3 liên tiếp cây điều bị mất mùa. Đặc biệt, năm nay thời tiết lạnh hơn, kèm theo nhiều sương muối, sâu bệnh dễ phát triển, gây hại càng khiến năng suất điều giảm mạnh.
Hầu hết các tỉnh có nhiều diện tích điều ở Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ nơi mất ít 30-40%, nơi mất nhiều 70-80% sản lượng. Trong khi đó, giá cao su lại luôn đứng vững và tăng cao, vì thế, không ít diện tích trồng điều đã được thay thế bằng cây cao su. Tình trạng phá điều trồng cao su ngày càng trở nên phổ biến, rầm rộ ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Kể cả những địa phương như Hội Nghĩa, huyện Tân Uyên (Bình Dương), trước đây cả xã có trên 200 ha điều, dân sống nhờ cây điều. Bây giờ cây điều gần như “xoá sổ”, nhường toàn bộ diện tích cho cây cao su.
Việc trồng rồi phá xảy ra trong sản xuất nông nghiệp những năm qua không có gì mới. Việc ồ ạt phá cây điều trồng cao su như hiện nay cũng không ngoại lệ. Về lâu dài việc phá điều, trồng cây khác chưa chắc đã đạt hiệu quả cao như mong muốn, thế nhưng cái quan trọng trước mắt chỉ ngày một ngày hai nữa thôi, ngành chế biến điều sẽ gặp nạn vì tình trạng không có điều nguyên liệu để chế biến, DN xuất khẩu sẽ phải phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu NK trên thế giới.
Như vậy, với khó khăn về vốn như hiện nay, nếu giá điều thô trên thị trường thế giới bị đẩy lên cao, lúc ấy ngành điều sẽ thực sự “ngồi chơi xơi nước” và chắc chắn bài ca “kiến nghị” giảm thuế NK nguyên liệu điều lại được các DN đưa ra!

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản sẽ đạt trên 16 tỉ USD trong năm 2008
  • Xuất khẩu cá tra năm 2009: Tăng giá trị, giữ nguyên sản lượng
  • Việt Nam sẽ là thị trường lớn trong lĩnh vực điện tử
  • Tăng thuế suất, coi chừng tác dụng ngược
  • Sáp nhập, mua lại... là khó tránh!
  • Giải pháp bình ổn thị trường phân bón
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo