Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản sẽ đạt trên 16 tỉ USD trong năm 2008

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản 8 tháng đầu năm 2008 đạt 11,2 tỉ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản năm 2008 đạt trên 16 tỉ USD, tăng 26% so với năm 2007.

Dự kiến, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản sẽ đạt khoảng 18 tỉ USD, trong đó các mặt hàng nông sản đạt 9,5 tỉ USD, lâm sản 3,7 tỉ USD và thuỷ sản 4,8 tỉ USD. Sáu mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD là cà phê, cao su, gạo, sản phẩm gỗ và thuỷ sản (tôm, cá tra, cá ba sa).
Được biết, mặc dù tỉ trọng nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm (từ 27% năm 1995 xuống 20% năm 2007) nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế. Từ năm 2001 đến cuối năm 2007, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ngày càng chiếm vị trí cao trên thị trường thế giới.
Sau 2 năm gia nhập WTO, nhập khẩu nông sản của Việt Nam gia tăng. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là sữa, sản phẩm sữa, bông, bột mỳ, đường, thuốc lá, cao su, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, gỗ và nguyên liệu gỗ. Đa số các mặt hàng nông sản nhập khẩu là những mặt hàng Việt Nam chưa sản xuất được hoặc có lợi thế cạnh tranh thấp.
Đối với xuất khẩu nông sản, tác động của việc gia nhập WTO là không lớn, vì các mặt hàng xuất khẩu chính như gạo, cà phê, cao su từ trước khi gia nhập WTO cũng không gặp rào cản nào. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được mở rộng sang châu Âu và châu Mỹ, với hai đối tác chính là EU và Mỹ, trong khi đó thị trường ở châu Á và các nước ASEAN lại bị thu hẹp. Như vậy, cơ hội xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU và Mỹ là tương đối lớn, tuy nhiên các quy định về kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm ở các nước này thực sự là rào cản đối với hàng nông sản của Việt Nam.
Việc giảm thuế quan bình quân đối với hàng nông sản từ 23,5% xuống 21% trong 5 năm là không lớn, tuy nhiên các cam kết xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan có thể ảnh hưởng đến một số mặt hàng nông sản. Các mặt hàng gạo, cà phê, cao su thuộc diện Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu và được hưởng lợi do giá Thế giới tăng cao, nên mặc dù Việt Nam đã cam kết bãi bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản kể từ khi gia nhập WTO, nhưng các ngành này vẫn tăng trưởng tốt.
Năm 2007 thu nhập của người nông dân có tăng, nhưng do giá nguyên liệu sản xuất và giá tiêu dùng tăng đã khiến cho đời sống người nông dân chưa thực sự được cải thiện. Tỉ lệ hộ nghèo trên cả nước hiện đã giảm từ 18,1% năm 2002 xuống 14,7% vào năm 2007. Đây là kết quả của việc thực hiện các chính sách phát triển và chương trình xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được giá cả và CPI tiếp tục tăng cao thì sẽ có không ít hộ gia đình có nguy cơ bị rơi lại vào diện nghèo khó.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, sau 2 năm gia nhập WTO, cùng với sự suy giảm của kinh tế Thế giới, Việt Nam cũng đã và đang gặp phải những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp và đời sống người nông dân.
Qua 8 tháng đầu năm 2008 sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế cả nước có nhiều tín hiệu tích cực. Tổng diện tích cấy lúa hè thu cả nước đạt 2,1 triệu ha, trong đó các tỉnh miền Nam gieo cấy 1,98 triệu ha, riêng các tỉnh ĐBSCL đạt 1,59 triệu ha. Các tỉnh miền Bắc (khu 4 cũ) diện tích lúa hè thu ước 150 nghìn ha, trà sớm đã bắt đầu cho thu hoạch, năng suất 45 tạ/ha, các tỉnh miền Nam đã thu hoạch 1,3 triệu ha. Hiện cả nước đã gieo trồng được 1,45 triệu ha màu lương thực, bằng 96,6% so với cùng kỳ và 609.000 ha cây công nghiệp ngắn ngày.
Tính đến cuối tháng 8, diện tích trồng rừng tập trung cả nước ước đạt khoảng 107,4 nghìn ha, đạt 53,4% kế hoạch. Trong đó rừng phòng hộ đặc dụng 23,5 nghìn ha, rừng sản xuất 83,9 nghìn ha. Chăm sóc rừng trồng 206 nghìn ha, trồng cây phân tán 138,7 triệu cây, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng dặm đạt 647 nghìn ha, khoán bảo vệ rừng 2,48 triệu ha, khai thác gỗ 2,053 triệu m3. Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản 8 tháng đầu năm đạt 1.418 ngàn tấn bằng 68% so với kế hoạch, tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 220 nghìn tấn. Hiện tại, tiêu thụ cá tra quá lứa tồn đọng tại ĐBSCL đang có nhiều chuyển biến, các doanh nghiệp trong vùng đã tiêu thụ được trên 200.000 tấn cá tra quá lứa.

( Theo Trung tâm thông tin Bộ thương mại )

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu cá tra năm 2009: Tăng giá trị, giữ nguyên sản lượng
  • Việt Nam sẽ là thị trường lớn trong lĩnh vực điện tử
  • Tăng thuế suất, coi chừng tác dụng ngược
  • Sáp nhập, mua lại... là khó tránh!
  • Giải pháp bình ổn thị trường phân bón
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo