Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành vận tải biển trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Giá cước vận tải biển “xuống dốc không phanh” khi giảm từ 30%- 90% trong vòng 3 tháng qua. Nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động cầm cự, doanh nghiệp nhỏ đứng trước nguy cơ phá sản.

Bức tranh ngành vận tải biển đang trở nên u ám nhất những năm trở lại đây. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm sụt giảm mạnh nhu cầu vận tải ở tất cả các lĩnh vực.

Chỉ trong vòng 3 tháng, sau khi tăng cao giá cước vận tải đã quay đầu giảm chóng mặt. Theo Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, giá giảm mạnh nhất là loại tàu hàng khô có trọng tải từ 40.000 tấn đến trên 100.000 tấn, giảm tới 90%.

Có thời điểm, chỉ trong một tuần, giá cho thuê định hạn tàu hàng rời trọng tải 74.000DWT từ chỗ 40.000 USD/ngày đã giảm xuống còn 19.000 USD/ngày. Thời giá cước vận tải biển ở đỉnh cao, giá cho thuê định hạn một tàu loại này lên tới 70.000 USD/ngày. Bây giờ, sau 3 tháng giảm liên tục giá cước chỉ còn từ 10.000 - 12.000 USD/ngày. Từ khoảng đầu tháng 7 đến nay, giá cước vận tải biển bình quân đã giảm từ 30 - 70%.

Các tàu chở container cũng giảm cước mạnh, chỉ kém hơn những tàu hàng cỡ lớn. Hiện chỉ có tàu chở dầu là vẫn giữ giá do hàng loạt tàu dầu đáy đơn bị công ước quốc tế của IMO (Tổ chức Hàng hải Thế giới) loại bỏ. Vì vậy, tàu dầu đáy đôi mới được đóng bổ sung không nhiều nên cung - cầu vẫn ở mức cân bằng.

Tổng thư ký Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam - cho biết, hiện tại giá cước vận tải biển đã xuống đến đáy và không thể nào còn giảm thêm được nữa. Mới cách đây không lâu, giá cước vận tải container tuyến châu Âu vào khoảng 1.500 USD/container 20’. Đến thời điểm này, con số này chỉ là 500 USD, thậm chí nhiều chủ tàu cũng đã chấp nhận giá 300 - 400 USD/container.

Mặc dù đã được cảnh báo về mức giảm giá cước từ trước đó, khi đợt giảm giá này xảy ra, Hiệp hội chủ tàu Việt Nam cũng đã đưa ra những cảnh báo đối với các doanh nghiệp thành viên. Tiểu ban kinh tế của Hiệp hội khi đó đã nhận định rằng đợt tăng giá nhanh và đạt kỷ lục vào quý 3/2007 cũng mang theo những e ngại về độ chắc chắn và ổn định của giá cước vận tải biển. Thực tế đã diễn ra đúng như dự đoán, tuy nhiên về mức độ thì có nặng nề hơn.

Giá cước giảm nhanh và quá thấp khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành vận tải biển đang gặp khá nhiều khó khăn. Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco) cho biết, hiện nhiều nước các chủ tàu đã chọn phương án tránh thiệt hại nhất là cho tàu neo nghỉ không khai thác vì giá cước quá thấp, càng chạy sẽ càng lỗ. Thời điểm này, Vosco cũng khó khai thác hàng cho các tàu có trọng tải lớn.

Hiện các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nói chung và doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam nói riêng, đang ở giai đoạn cực kỳ khó khăn. Giá cước giảm quá nhiều đã đặt gánh nặng lên vai các chủ tàu. Tuy nhiên, cũng cần nói rằng, trong đợt giảm giá này, những doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển có truyền thống, bề dày kinh nghiệm và có quá trình phát triển bền vững như Vosco, Vitranchart, Vinaship... sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt này chính là những doanh nghiệp mới nổi gần đây phát triển quá nóng. Nhiều doanh nghiệp đầu tư tàu một cách ào ạt, thiếu định hướng, thiếu nhận định thị trường dài hạn, bây giờ đang khổ vì thừa tàu mà thiếu hàng. Các doanh nghiệp cho thuê định hạn cũng không “thoát nạn”, đã có những hợp đồng thuê định hạn bị hủy và những trường hợp như thế sẽ không dừng lại. Không có hàng, bên thuê thà hủy hợp đồng và chịu phạt một lần còn hơn kéo dài cả hợp đồng để rồi lỗ nặng.

Thời điểm này giá cước đã xuống quá thấp và không thể giảm tiếp là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Chỉ khi tình hình này được cải thiện thì cước vận tải mới mong có cơ hội tăng trở lại. Trước mắt, nhiều chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp cần phải bám sát thông tin thị trường để có thể điều chỉnh mức giá hợp lý, cố gắng duy trì những bạn hàng truyền thống, những tuyến có tiềm năng trong điều kiện nguồn hàng càng khan hiếm hiện nay.

Về lâu dài, các doanh nghiệp mới vào nghề cần rút ra bài học: phát triển đội tàu là thực sự cần thiết, nhưng cần phải có một lộ trình phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và của thị trường. Nếu phát triển ào ạt, không định hướng, bỏ qua yếu tố thị trường như thời gian qua, kết cục sẽ không tốt đẹp. Phát triển đội tàu phải đồng bộ với phát triển nhân lực, cơ sở hạ tầng phục vụ đội tàu cũng như cơ sở hạ tầng cảng biển.

Cuối cùng, phát triển đội tàu cần gắn với môi trường và thân thiện với môi trường, trong đó cần phải tính cả đóng mới và mua tàu cũ. Phát triển đội tàu phải đạt được sự ổn định và bền vững, phải có kế hoạch lâu dài không nên chạy theo nhu cầu trước mắt.

(Thời báo kinh tế Việt nam)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Ấn Độ sẽ nhập 10-12 triệu bao cà phê Việt Nam
  • Trung Đông - thị trường tiềm năng cho thuỷ sản có vỏ
  • Xuất khẩu nông sản: Những lợi thế chưa được khai thác
  • Năm 2010: Giá trị giao dịch hoa thế giới sẽ đạt 16 tỷ USD
  • Tìm cách tháo gỡ khó khăn cho các ngành hàng xuất khẩu
  • Năm 2009 khó hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu
  • Dự báo nhập siêu cả năm sẽ thấp hơn kế hoạch đề ra
  • Năm 2008 ngành nhựa phải nhập 1,8 triệu tấn nguyên liệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo