Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều DN kêu khó

Cho đến thời điểm này, TP.HCM vẫn còn 141 doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất, tái chế, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa di dời được. Lý do mà các DN đưa ra là thiếu vốn, thiếu địa điểm, thủ tục di dời còn phiền hà và kéo dài...

Nhiều lấn cấn
Theo chủ trương của UBND TP.HCM, Công ty Vissan có 2 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, phải thực hiện di dời. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, Vissan đang đề xuất UBND TP.HCM cho phép kéo dài việc thực hiện di dời đến năm 2013. Lý giải cho sự chậm trễ này, ông Bùi Huy Đức, Tổng giám đốc Công ty Vissan cho rằng, mặc dù Công ty đã có nhiều cố gắng để chủ động triển khai dự án di dời từ năm 2001, nhưng đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

Do việc điều chỉnh quy hoạch và quá trình đô thị hóa, Công ty phải thay đổi địa điểm xây dựng, nhưng rất khó tìm được nơi phù hợp và được chấp nhận, vì các địa phương đều dè dặt trong việc cho xây dựng lò giết mổ gia súc, cơ sở chăn nuôi do lo sợ bị ô nhiễm. Đã vậy, các thủ tục triển khai lại rườm rà, thay đổi liên tục; tốc độ đô thị hóa quá nhanh, đến khi Công ty làm xong thủ tục thì không còn phù hợp và phải bắt đầu lại từ việc chọn địa điểm, lập thiết kế, dự toán và quyết định phê duyệt dự án...

Dự án di dời của Công ty Dệt Sài Gòn cũng đang “dậm chân tại chỗ” do gặp nhiều lấn cấn. Theo ông Nguyễn Thanh Huy, Phó giám đốc Công ty, ngày 12/12/1998, Sở Xây dựng TP.HCM ra quyết định phê duyệt dự toán công trình để Công ty lập báo cáo tiền khả thi của dự án; giao cho các ban, ngành liên quan đề xuất phương án xử lý tài chính của DN. Tuy nhiên gần 2 năm sau, Sở Công nghiệp lại có công văn quyết định tạm ngưng dự án với yêu cầu Công ty Dệt Sài Gòn tiến hành cổ phần hoá xong mới triển khai di dời.

Ngoài ra, Công ty còn nhiều khó khăn khác như thiếu vốn; không thực hiện được việc bán mặt bằng cũ để có tiền di dời, vì Thành phố định giá cao, đối tác không mua... Theo các DN trong diện phải di dời, thủ tục thực hiện thẩm định, phê duyệt dự án thường kéo dài cả năm trời, làm nảy sinh nhiều vấn đề như chi phí tăng do giá cả tăng, chính sách thay đổi. Trong khi chờ đợi di dời, một số DN đã đầu tư, khắc phục được vấn đề ô nhiễm và kiến nghị Thành phố rút tên khỏi danh sách DN gây ô nhiễm, hoặc lùi thời hạn di dời do gặp nhiều khó khăn...

Không thể kéo dài
Ông Phạm Minh Trí, Đại biểu HĐND TP.HCM bày tỏ sự cảm thông đối với những khó khăn nêu trên của các DN. Tuy nhiên, ông Trí cho rằng, việc một số DN chậm trễ trong việc di dời là khó có thể chấp nhận được. Đơn cử như Công ty Vissan, theo lộ trình thì năm 2004 phải di dời xong, nhưng tới giờ, dự án vẫn nằm án binh bất động, bỏ qua thắc mắc của người dân phải chịu cảnh ô nhiễm do Công ty gây ra từ hàng chục năm nay. Giờ đây, việc Vissan đề xuất với chính quyền Thành phố cho giãn thời gian di dời cho đến năm 2013 là không thể chấp nhận được.

Ông Trí cũng đề xuất, UBND TP.HCM và các sở, ngành liên quan cần có cơ chế đặc biệt để hỗ trợ DN di dời. Bên cạnh đó, cần có chính sách giá mềm dẻo để DN dễ bán mặt bằng trong tình hình thị trường bất động sản đang đóng băng, để có vốn khẩn trương tiến hành việc di dời. Tuy nhiên, chính sách giá phải được xây dựng sao cho tránh được tình trạng DN lợi dụng để cấu kết, bán rẻ tài sản nhà nước.

Sau khi thẳng thắn cho rằng, việc nhiều DN trong diện ô nhiễm và phải di dời không có mặt trong cuộc họp về vấn đề này do UBND TP.HCM tổ chức là hành vi xem thường việc chống ô nhiễm, ông Nguyễn Đăng Nghĩa, Đại biểu HĐND Thành phố cũng bày tỏ quan điểm, sự chậm trễ của hơn 100 DN trong diện di dời một phần là do thủ tục hành chính quá rườm rà, kể cả khi Thành phố đã thông qua việc cải cách thủ tục hành chính trong 2 năm qua.

Ngoài ra, sự chỉ đạo về phía chính quyền chưa đồng bộ và chưa dứt khoát, chỉ lo phần di dời mà thiếu hẳn mảng quy hoạch cho DN di dời. Kể từ năm 2004, TP.HCM đã đi dời được 1.261 DN trong too số 1.402 DN trong diện ô nhiễm cần phải di dời.

Tuy nhiên, từ khi giải tán Ban chỉ đạo di dời các DN ô nhiễm (năm 2006) và giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, công tác này chưa có chuyển biến tích cực. Ông Nguyễn Minh Hoàng, Trưởng ban Kinh tế và Ngân sách TP.HCM bức xúc cho biết, ngay cả khi được UBND TP.HCM yêu cầu, danh sách các DN chưa thực hiện việc di dời do Sở lập và gửi lên cũng còn thiếu một số DN. Điều này cho thấy sự tắc trách của cơ quan này.
 

( Cổng thông tin kinh tế )

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Lo cho DN phân phối, bán lẻ
  • Xuất khẩu ở nước phát triển: Đi vào con đường khó!
  • Ngành vận tải biển trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu
  • Ấn Độ sẽ nhập 10-12 triệu bao cà phê Việt Nam
  • Trung Đông - thị trường tiềm năng cho thuỷ sản có vỏ
  • Xuất khẩu nông sản: Những lợi thế chưa được khai thác
  • Năm 2010: Giá trị giao dịch hoa thế giới sẽ đạt 16 tỷ USD
  • Tìm cách tháo gỡ khó khăn cho các ngành hàng xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo