Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thương mại và Hội nhập: Hướng vào lĩnh vực tiềm năng

Việc tập trung vào các nhóm, các lĩnh vực mà hai bên mong muốn hợp tác sẽ làm cho chương trình hợp tác giữa Bỉ và Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn.

Cuối tuần qua tại Hà Nội, Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Hợp tác Việt Nam và Bỉ sau năm 2010”.

Tại đây, ông Jean Dhont, Trường Đại học Ghent (Bỉ) rất tự hào khi kể lại: “Các giáo sư của Ghent đã đi khảo sát tại các vùng của Việt Nam và quyết định thực hiện một dự án nuôi Atemia (một loại thức ăn để nuôi tôm, cá) tại Bạc Liêu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn về nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.

Từ hiệu quả của dự án này, chúng tôi đã mở rộng thêm các dự án khác. Và giữa Ghent với các trường đại học tại Việt Nam, trong đó có Trường Đại học Cần Thơ, đã có những chương trình hợp tác hiệu quả trong đào tạo nhân lực”, ông Jean Dhont cho biết.

Dự án cải thiện vệ sinh và nâng cấp đô thị kênh Tân Hoá - Lò Gốm (TP.HCM) cũng là một mô hình hợp tác hiệu quả để mở rộng các cơ hội hợp tác khác giữa Bỉ và Việt Nam. Theo bà Lê Diệu Ánh, nguyên là điều phối viên Dự án Tân Hoá - Lò Gốm, Dự án kéo dài 8 năm (từ năm 1998 đến 2006), với tổng trị giá 25 triệu USD, đã góp phần cải thiện môi trường và điều kiện sinh sống của nhiều hộ dân dọc kênh Tân Hoá - Lò Gốm.

Còn theo Giáo sư Trần Đông A, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, việc hợp tác giữa Việt Nam và Bỉ đã đem lại điều kiện tuyệt vời để ông và các cộng sự có thể thực hiện được những ca ghép gan cho trẻ em tại Việt Nam. “Công nghệ cao trong lĩnh vực y học được chuyển giao từ Bỉ đã góp phần quan trọng trong thành công của các ca ghép gan phức tạp cho trẻ em mà chúng tôi đã thực hiện”, Giáo sư Trần Đông A nói.

Ngoài các lĩnh vực kể trên, hợp tác Việt Nam và Bỉ trong 30 năm qua trong mọi lĩnh vực đã đạt được những bước tiến rất đáng nghi nhận. Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, sự hỗ trợ của Chính phủ Bỉ tập trung vào các lĩnh vực xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội tại những vùng nghèo của Việt Nam. Các dự án này đã đóng góp đáng kể trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo, tăng cường năng lực thể chế tại các vùng có dự án.

Theo ông Peter Moors, Tổng vụ Hợp tác phát triển Bỉ, các mối quan hệ hợp tác giữa hai bên cần được phát triển thêm một bước mới, bởi giờ đây Việt Nam đã là một quốc gia đạt được những thành tích phát triển kinh tế - xã hội đáng nghi nhận trên thế giới.


Chính vì vậy, trong khuôn khổ của hội thảo nói trên, các chuyên gia trong và ngoài nước đã tập trung thảo luận các nhóm vấn đề mà Việt Nam và Bỉ có tiềm năng hợp tác trong tương lai. Ông Marcus Leroy, Tham tán công sứ, đại diện thường trú của Bỉ tại Liên hiệp quốc nhận xét, việc tập trung vào các nhóm, các lĩnh vực mà cả hai bên mong muốn hợp tác sẽ làm cho chương trình hợp tác đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.

Theo đó, các lĩnh vực bao gồm đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân phát triển và vấn đề vệ sinh môi trường trước biến đổi khí hậu toàn cầu đều được cả hai bên quan tâm và mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch ban Sáng lập Đại học Trí Việt nhận xét, để việc hợp tác đào tạo nhân lực giữa hai quốc gia đạt hiệu quả cao, trong tương lai cần có cơ chế đảm bảo được chất lượng chương trình hợp tác đào tạo.
Liên quan tới lĩnh vực hỗ trợ cho các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, bà Phạm Thị Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa (VCCI) đề xuất, cần tăng cường phổ biến công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và khu vực tư nhân trong tương lai.

Cùng với nhiều khuyến nghị khác, chuyên gia này mong muốn hai quốc gia cần thúc đẩy hơn nữa việc hợp tác thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp tìm hiểu thông tin về thị trường của nhau, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển.

Thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973 và đến năm 1977 đã khởi động hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, Bỉ được đánh giá là một trong các quốc gia tại châu Âu có sự hợp tác tích cực với Việt Nam. Đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam tại EU. Năm 2007, kim ngạch thương mại song phương đã đạt trên 750 triệu USD.

(Theo Đầu Tư)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Mua sắm-Tiêu dùng: Xăng giảm giá vẫn chưa kích được cầu
  • Góc nhìn Đầu Tư: Kim ngạch xuất khẩu tăng 13% - mục tiêu không dễ
  • Thị trường bán lẻ còn nhiều thách thức
  • Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 5,1 tỉ USD
  • Liệu có bình ổn giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu?
  • Ngành thủ công mỹ nghệ phải nhập 50% nguyên liệu
  • Thị trường trong nước sẽ suy giảm?
  • Nhọc nhằn và bất ổn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo