Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thương mại Việt Nam - Pháp trong bối cảnh mới

Sau ngày quan hệ thương mại Việt Nam - Pháp được thiết lập chính thức, những năm 90, bắt đầu khởi sắc. Giai đoạn từ năm 1989 đến 1997, xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp tăng 25%/năm, từ năm 1997, Việt Nam luôn xuất siêu vào thị trường này.

 

Nước Pháp có nền ngoại thương khá hùng hậu, xuất khẩu đứng thứ năm thế giới (sau Hoa Kỳ, Ðức, Trung Quốc, Nhật Bản), đứng thứ tư thế giới về nhập khẩu (sau Hoa Kỳ, Ðức, Trung Quốc).
Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Pháp gồm giày dép, dệt may, cà-phê, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, thủy hải sản... Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ Pháp là máy móc, thiết bị, dược phẩm, nguyên liệu phụ may, thực phẩm, thực phẩm chế biến... Nhiều thế hệ người Việt từng ấn tượng với hàng nhãn hiệu Pháp, hiện Pháp là bạn hàng thứ ba của Việt Nam ở châu Âu, sau Ðức và Anh.
Dù vậy, quan hệ mậu dịch giữa hai nước vẫn rất khiêm tốn. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta vào Pháp chiếm gần 0,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Pháp. Nhập khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 0,08% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này. Việc doanh nghiệp nước ta xuất siêu vào Pháp không phải là tích cực, ngược lại còn chứng tỏ rằng đã không kết hợp giữa hai chiều xuất-nhập để đưa về công nghệ nguồn, kỹ thuật cao từ Pháp, một trong số các nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Quan hệ Việt Nam - Pháp có chiều sâu quá khứ, sống động hiện tại và triển vọng trong tương lai, là quan hệ song phương đồng thời cũng là quan hệ đa phương. Việt Nam sẵn sàng giúp Pháp quan hệ với ASEAN và mong muốn Pháp giúp Việt Nam phát triển quan hệ toàn diện với EU. Vì thế, đẩy mạnh thương mại bền chặt Việt Nam - Pháp trong bối cảnh mới là yêu cầu khách quan của cả hai nước.
Pháp là thị trường đầy tiềm năng của xuất khẩu Việt Nam nhưng cũng rất nhạy cảm về sức cạnh tranh. Các nhà nhập khẩu của quốc gia này không ngừng tìm kiếm những mặt hàng mới, điều này thì những nhà xuất khẩu từ các nền kinh tế khác đang đứng chân tại đây, dễ vượt qua chúng ta.
Vì vậy, muốn thực hiện được mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu phải thực hiện giải pháp đồng bộ, toàn diện liên quan nhiều lĩnh vực... Trước mắt có thể triển khai một số việc sau đây:
Tranh thủ thời cơ, vận động để Pháp có tiếng nói trong EU chấm dứt việc chống bán phá giá đối với giày có mũ da xuất khẩu của Việt Nam. Thuyết phục Pháp cùng EU sớm công nhận và trao quy chế nền kinh tế thị trường cho Việt Nam bảo đảm sự công bằng trong thương mại quốc tế. Ðề nghị Pháp đưa Việt Nam vào danh sách Những nước được ưu tiên về xúc tiến thương mại.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước, con người, sản phẩm Việt Nam bằng nhiều phương tiện, tận dụng mọi cơ hội, huy động các lực lượng, tiến tới xây dựng trung tâm giới thiệu hàng hóa Việt Nam tại Pháp. Mời các nhà nhập khẩu Pháp vào tham gia các hội chợ xuất khẩu của Việt Nam qua đó tăng cường tiếp xúc các nhà kinh doanh, nhà sản xuất, nhà đầu tư. Tổ chức cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tham gia hội chợ triển lãm tại Pháp hoặc các hoạt động tương tự. Thu xếp cho các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam tiếp xúc với nhà xuất khẩu máy móc, thiết bị của Pháp để có nhiều sự lựa chọn, mua được hàng công nghệ hiện đại, giá hợp lý, đúng thời cơ.
Tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật, tài lực cho các nhà sản xuất, kinh doanh Việt Nam áp dụng các tiêu chuẩn của Pháp, của châu Âu trong quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản để sản phẩm đủ điều kiện vào Pháp, rộng đường vào EU. Ða dạng hóa hình thức xuất khẩu vào thị trường Pháp như xuất khẩu trực tiếp, xuất qua trung gian. Liên kết với các tập đoàn siêu thị lớn, các công ty bán buôn của Pháp.
Thương vụ Việt Nam tại Pháp cần thật sự trở thành cầu nối của mọi nhu cầu giao thương của doanh nghiệp với thị trường này, chủ động thu thập, xử lý, cung cấp thông tin, đặc biệt là nắm bắt về luật pháp, chính sách thương mại, biện pháp quản lý nhập khẩu; dự báo diễn biến thị trường, cảnh báo sớm nguy cơ bị kiện chống bán phá giá và khi xảy ra thì tư vấn, hỗ trợ việc ứng phó; thông tin về doanh nghiệp Việt Nam cho doanh nghiệp Pháp và ngược lại...
Trong các hoạt động trên cần tranh thủ lực lượng người Việt Nam định cư tại Pháp hướng về quê hương, tạo lập quan hệ với thị trường này.

(Nhân Dân)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ sẽ khó khăn hơn
  • Dự báo về sản lượng và tiêu thụ bông thô thế giới
  • Giải bài toán xuất khẩu 65 tỷ USD: Tăng tỷ trọng hàng công nghệ
  • Triển vọng xuất khẩu cacao của Việt Nam
  • Phương hướng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian tới
  • Dự báo về xuất nhập khẩu than đốt nhiệt thế giới trong năm nay và năm tới
  • Xuất khẩu có cần quỹ hỗ trợ xuất khẩu?
  • Thị trường Nga: Tiềm năng xuất khẩu mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo