Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

EU cáo buộc Trung Quốc là nguồn cung cấp hàng giả

 

Hôm qua 23-7, Liên minh châu Âu (EU) lên tiếng cáo buộc Trung Quốc chính là nguồn gốc của phần lớn lượng hàng giả đang tràn lan khắp châu Âu.

Hàng Trung Quốc nhái thương hiệu giày Adidas - Ảnh: Funlobby

Theo BBC, báo cáo của EU cho biết 64% hàng nhái, hàng lậu bị tịch thu trong khối 27 quốc gia năm ngoái đến nay có nguồn gốc từ Trung Quốc, tăng 10% so với năm 2008.

Quần áo là mặt hàng lớn nhất bị tịch thu, trong khi số lượng băng đĩa CD, DVD và hàng điện tử bất hợp pháp đã giảm đi. Thuốc lá, dược phẩm giả, hàng nhái là những sản phẩm made-in-China rất phổ biến tại EU.

Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu (EC),  một số lượng đáng kể dầu gội đầu nhập lậu, kem đánh răng, đồ chơi trẻ em, thuốc men, đồ dùng gia đình có thể gây nguy hại cho sức khỏe.

EC cũng cảnh báo những mặt hàng cao cấp là là sản phẩm thường xuyên bị làm giả, nhưng hiện tại ngày càng nhiều hàng hóa phổ thông cũng bị nhái.

Một chiếc quần jean nhái thương hiệu D&G - Ảnh: Funlobby

Theo PC World, EU cũng siết chặt việc đặt trực tuyến hàng giả qua mạng. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng trực tuyến châu Âu vô tình mua phải hàng nhái.

John Taylor, người đứng đầu Tổng cục Thuế và Hải quan cho rằng dù có khó khăn trong việc đưa ra một con số chính xác về số lượng người tiêu dùng trực tuyến bị lừa nhưng số lượng hàng giả bị tịch thu từ giao dịch qua mạng chắc chắn đã tăng lên.

Ông Algirdas Semeta, Ủy viên về Thuế, Hải quan và Chống gian lận của EU, cho biết ông sẽ có cuộc thảo luận cá nhân với Trung Quốc trong chuyến thăm Thượng Hải vào tháng 9 tới để tìm giải pháp tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

PHẠM LÊ // Theo Tuổi Trẻ

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo